GDN là gì? Tất tần tật về Google Display Network

Hoàng Nghĩa Hoàng Nghĩa
|

10:50 22/03/2023

Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo với Google Display Network (GDN) – Mạng lưới quảng cáo đa dạng trên internet của Google. Bạn có thể đưa ra thông điệp quảng cáo của mình cho khách hàng tiềm năng thông qua nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như hình ảnh, video và văn bản. Hãy khám phá thêm về GDN và tận dụng các tiện ích mạng lưới quảng cáo này cung cấp để tăng doanh số bán hàng và tăng kết nối với khách hàng.

GDN là gì? Google Display Network khác gì với Google Ads?

Google Display Network (GDN) là một mạng lưới quảng cáo trên internet của Google, cho phép quảng cáo hiển thị trên các trang web đối tác của Google. GDN cũng có thể được quản lý thông qua nền tảng Google Ads, cho phép các nhà quảng cáo quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo của họ trên cả hai nền tảng này. 

GDN cũng cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau để định cấu hình các chiến dịch quảng cáo, bao gồm các loại quảng cáo khác nhau như hình ảnh, video, bài viết tài liệu, quảng cáo động,…

gdn
GDN cũng có thể được quản lý thông qua nền tảng Google Ads

Google Display Network (GDN) Google Ads (trước đây là Google AdWords) là hai dịch vụ quảng cáo, phân phối trực tuyến của Google. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác biệt như sau:

  • Mục tiêu quảng cáo: Google Ads thường tập trung vào quảng cáo trên kết quả tìm kiếm của Google, trong khi Google Ads GDN cho phép quảng cáo trên các trang web đối tác của Google.
  • Hình thức quảng cáo: Google Ads hỗ trợ các hình thức quảng cáo như chữ, hình ảnh, video, sản phẩm, trò chơi và ứng dụng di động. Trong khi đó, Google Ads GDN chủ yếu là quảng cáo hình ảnh và video.
  • Tính định hướng đối tượng: Google Ads cho phép định hướng đối tượng dựa trên từ khóa tìm kiếm, địa điểm, độ tuổi, giới tính và sở thích. Trong khi đó, GDN cho phép định hướng đối tượng dựa trên các tiêu chí tương tự và cả dựa trên các đối tượng tương tự của người dùng hiện tại.
  • Hiệu quả quảng cáo: Hiệu quả của quảng cáo trên Google Ads thường cao hơn so với GDN vì khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, Google Ads GDN có thể giúp nâng cao nhận thức thương hiệu và độ tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ưu điểm của Google Display Network 

Google Display Network (GDN) hay Google Display Marketing là một trong những công cụ quảng cáo mạnh mẽ nhất trên thị trường. Với GDN, bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình ở hàng triệu trang web trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ưu điểm của GDN mà bạn nên biết:

  • Khả năng tiếp cận đối tượng rộng: Google Ads Display có độ phủ sóng rộng với hơn 2 triệu website đăng ký, cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện và có tỷ lệ tăng khả năng click cao. Điểm khác biệt giữa Google Ads và GDN chính là GDN có khả năng tiếp cận người dùng ngay cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Đây là một lợi thế lớn để bạn chọn GDN.
  • Chi phí CPC thấp hơn: CPC trên GDN thường thấp hơn so với Google Search. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, đạt được hiệu quả cao mà không tốn nhiều chi phí. GDN chính là giải pháp tuyệt vời để tiết kiệm ngân sách.
  • Nhiều mức giá để lựa chọn: Ngoài phương thức trả phí truyền thống như PPC (Pay Per Click- trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột), GDN còn có phương thức trả phí CPM (trả phí cho mỗi lần 1000 view), giúp bạn tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Ads hình ảnh: Với thời gian hạn hẹp của con người, sử dụng hình ảnh là cách để thu hút sự chú ý và tương tác cao.
  • Remarketing Ads: Remarketing Ads là một trong những điểm mạnh của GDN. Bạn có thể tạo chiến dịch chỉ nhắm đến những người đã ghé thăm website của bạn. Điều này không chỉ có mang lại mức giá thấp mà còn giúp kéo lead về cho website.

Nhược điểm của Google Display Network

Google Display Network (GDN) là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ, tuy nhiên, cũng có những nhược điểm cần được lưu ý:

  • Click không chất lượng: Do quảng cáo trên GDN hiển thị trên các trang web đối tác của Google, có thể dẫn đến việc click không chất lượng do người dùng chỉ cần vô tình click vào quảng cáo chứ không có nhu cầu thực sự.
  • Không đủ tối ưu hóa: GDN cung cấp nhiều tùy chọn để tùy chỉnh quảng cáo, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng hiệu quả và đủ tối ưu hóa.
  • Hiển thị trên các trang web không liên quan: Quảng cáo trên GDN có thể hiển thị trên các trang web không liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp, dẫn đến việc chi phí quảng cáo bị lãng phí.
  • Không tập trung vào đối tượng khách hàng: GDN không cho phép tập trung vào đối tượng khách hàng cụ thể như Google Ads, do đó khó để đảm bảo quảng cáo hiệu quả.

Phương thức hoạt động của GDN

Phương thức hoạt động quảng cáo GDN bao gồm hai yếu tố chính: 

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh: GDN cho phép đặt quảng cáo trên các trang web liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp bạn kinh doanh. Để đảm bảo điều này, GDN dựa theo ngữ cảnh, tức hiển thị quảng cáo ở những nơi có chứa từ khóa hoặc chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đang được quảng cáo.
  • Chọn chính xác website: GDN cung cấp rất nhiều tùy chọn, để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất, cần chọn chính xác các trang web để đặt quảng cáo. Ngoài lựa chọn từ danh sách GDN đề xuất, hoặc tự tìm kiếm. Bạn cũng có thể chọn các yếu tố như đối tượng khách hàng, địa điểm và thời gian để đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng và tại thời điểm phù hợp.

Google Display Network xuất hiện như thế nào trên Google?

Quảng cáo hình ảnh Google: Đây là loại quảng cáo được các thương hiệu lớn ưa chuộng nhất nhờ khả năng thể hiện chính xác hình ảnh chiến dịch hoặc nhận diện thương hiệu.

gdn
Quảng cáo hình ảnh nhằm tăng độ nhận diện cho thương hiệu

Quảng cáo động (HTML5): Đây cũng là định dạng quảng cáo được các doanh nghiệp lớn yêu thích, tuy nhiên không phải tài khoản nào cũng có thể sử dụng. Cụ thể, tài khoản cần đáp ứng các yêu cầu sau mới được kích hoạt tự động định dạng HTML5: Tài khoản mở ít nhất 90 ngày, tổng chi tiêu quảng cáo ít nhất 9.000 USD, tuân thủ tốt chính sách quảng cáo.

gdn
Quảng cáo động tạo sự thu hút cho người xem

Quảng cáo hình ảnh + văn bản Google: Đây là loại quảng cáo kết hợp hình ảnh và văn bản thành banner quảng cáo. Hiện tại có 2 cách hiển thị. Cách cũ: Hình ảnh và văn bản hiển thị riêng biệt. Cách mới: Google kết hợp hình ảnh và văn bản thành một banner hoàn chỉnh.

gdn
Banner quảng cáo kết hợp văn bản và hình ảnh thu hút người đọc

Quảng cáo video Google: Định dạng này hiển thị video của bạn trên các website đối tác của Google.

gdn
Hiển thị video quảng cáo tạo sự tò mò cho người xem

Lưu ý: Từ quý 3/2022, nếu bạn không cung cấp video, Google sẽ tự động tạo video từ hình ảnh và tiêu đề bạn cung cấp.

Các loại đối tượng mục tiêu trên GDN

Dù mạng lưới quảng cáo Google Display Network (GDN) có phủ sóng lớn, bạn không cần tiếp cận với tất cả mọi người mà chỉ cần tập trung vào đối tượng mục tiêu bằng cách sử dụng các tính năng targeting như sau:

  • Nhắm mục tiêu theo vị trí (Placement Targeting): Để làm điều này, bạn cần chọn các trang web mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện. Tuy nhiên, phương thức này chỉ hiệu quả khi bạn đã có được mục tiêu về nhân khẩu học. Bạn cần tìm những trang web phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng của bạn và có khả năng thu hút họ ghé thăm.
  • Nhắm mục tiêu theo bối cảnh (Contextual Targeting): Phương thức này sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn cần tạo danh sách từ khóa và Google sẽ tối ưu hóa quảng cáo của bạn để xuất hiện trên các trang web liên quan đến các từ khóa đó. Bạn cần tạo danh sách từ 5 đến 20 cụm từ ngắn và liên quan mật thiết đến chủ đề quảng cáo. Đồng thời, bạn cần chú ý đến danh sách các trang web mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện để điều chỉnh danh sách các từ khóa cho phù hợp.
  • Nhắm mục tiêu theo chủ đề (Topic Targeting): Phương thức này cho phép bạn lựa chọn các chủ đề trang trong danh sách hiện có để quảng cáo, nó chỉ hiển thị trên các trang về chủ đề nhất định. Tuy nhiên, mức độ liên quan giữa trang và quảng cáo không cao như mong đợi, do đó, bạn cần kết hợp với các phương thức nhắm mục tiêu khác để tối ưu.
  • Nhắm mục tiêu theo sở thích (Interest Targeting): Phương thức này cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu người dùng, không phải nội dung trang. Google sẽ lưu trữ cookie trên máy tính của người dùng mỗi lần họ truy cập một trang trong hệ thống GDN và sử dụng những thông tin này để xác định những người quan tâm đến danh mục sở thích cụ thể.
  • Remarketing: Remarketing có thể thực hiện đơn giản bằng cách hiển thị quảng cáo cho tất cả những người đã truy cập vào trang web của bạn, tuy nhiên, nó cũng có thể thực hiện các hoạt động phức tạp hơn. Ví dụ như nhắm mục tiêu những người đã xem video trên trang chủ của bạn hoặc những người đã ở lại trên trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bạn có nhiều danh sách Remarketing , bạn càng có thể nhắm mục tiêu trên Display Network.
  • Kết hợp các phương pháp nhắm mục tiêu khác nhau: Google Ads Display tạo hiệu quả nhất khi bạn kết hợp các phương pháp nhắm mục tiêu. Nếu nhà quảng cáo sử dụng nhiều hơn một phương pháp cho một nhóm quảng cáo, thì quảng cáo của họ chỉ hiển thị cho những đối tượng phù hợp với cả hai tiêu chí nhắm mục tiêu. Việc này sẽ giảm số lần hiển thị tiềm năng của quảng cáo, nhưng sẽ giúp bạn có các nhóm quảng cáo được nhắm mục tiêu rất tốt.

Các loại kích thước của GDN

Mỗi trang web đăng ký quảng cáo trên Google sẽ có một kích thước phù hợp với bố cục của trang web đó. Dưới đây là các kích thước mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để đăng hình ảnh và HTML5 trên GDN với những kích thước phổ biến như:

gdn
Hình vuông và hình chữ nhật
gdn
Hình chữ nhật thẳng đứng
gdn
Hình chữ nhật dài
gdn
Banner Mobile

Gợi ý mẹo chạy quảng cáo GDN hiệu quả

Nếu bạn muốn chạy GDN quảng cáo trên Google Display Network hiệu quả, hãy cùng tham khảo các mẹo sau:

  • Bắt đầu tiếp thị lại: Hãy nhớ rằng khách hàng của bạn đã thăm trang web của bạn một lần nào đó. Vì vậy, nếu bạn muốn tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi, hãy chạy quảng cáo tái tiếp thị. Bạn có thể sử dụng các mục tiêu như phân loại khách hàng hoặc theo đối tượng để hiển thị quảng cáo cho những người đã ghé thăm trang web của bạn.
  • Loại trừ các vị trí hiển thị không phù hợp: Google Display Network có hàng triệu vị trí hiển thị khác nhau. Hãy đảm bảo rằng bạn đã loại trừ các vị trí không phù hợp, ví dụ như website game, apps, website lậu, website có nội dung xấu…
  • Sử dụng các vị trí được quản lý nếu bạn muốn kiểm soát chặt chẽ vị trí hiển thị: Cho phép bạn chọn chính xác các trang web mà bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Tuy nhiên, với tùy chọn này, các trang web mà bạn nhắm đến nên có lượt truy cập cao, nếu không chi phí cho quảng cáo sẽ tăng lên rất nhiều.
  • Tập trung vào thông điệp trên banner:Banner trong quảng cáo Google Ads rất quan trọng. Để chạy GDN hiệu quả, banner cần có Call-to-Action (CTA) rõ ràng và nổi bật để tăng tỉ lệ click. Tránh dùng mẫu quảng cáo chỉ có văn bản vì hiệu quả của định dạng này thấp.Hãy đầu tư thiết kế banner Google Ads đẹp, bắt mắt để thu hút người dùng..
  • Trang đích phải rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tốt: Trang chủ giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ của công ty. Ngoài ra, trang cung cấp các kênh liên hệ như hotline, form đăng ký và chat hỗ trợ để khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. Do đó, trang chủ cần có thiết kế đẹp và dẫn dắt khách hàng thực hiện hành động mong muốn. Nội dung trang nên theo cấu trúc AIDA (Attention, Interest, Desire, Action) để kích thích khách hàng hành động.
  • Tạo nhiều nhóm quảng cáo để testing: Đầu tư thiết kế chia nhỏ ngân sách quảng cáo cho nhiều nhóm khác nhau, bao gồm landing page, banner và nhóm đích. Sau nhiều lần thử nghiệm (A/B test), bạn sẽ tìm ra phương án hiệu quả nhất và tập trung ngân sách vào để cải thiện doanh thu.
  • Tạo quảng cáo GDN đầy đủ định dạng như văn bản, hình ảnh: Để đảm bảo quảng cáo của bạn đạt được hiệu quả tối đa, hãy sử dụng đầy đủ định dạng quảng cáo như văn bản, hình ảnh, hoặc video. Tuy nhiên, nên sử dụng cả quảng cáo hình ảnh và văn bản sẽ giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng quảng cáo hình ảnh hoặc văn bản.

Một số lỗi khi chạy GDN cần tránh

Vậy các lỗi chạy quảng cáo GDN là gì? Dưới đây là 3 lỗi phổ biến khi chạy gdn cần tránh:

  • Không tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads: Nếu bạn không tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads, bạn sẽ không biết được chi phí chính xác của từng loại quảng cáo. Cần tách riêng ngân sách để tránh tình trạng ngân sách sẽ chỉ tập trung cho Ads search, khiến các quảng cáo GDN không mang lại hiệu quả và ngược lại.
  • Dùng quá nhiều nhắm mục tiêu trong một chiến dịch quảng cáo Google GDN: Việc sử dụng quá nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu có thể gây khó khăn trong quản lý và theo dõi chiến dịch quảng cáo, đồng thời làm giảm khả năng xác định nhóm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, việc này còn có thể làm giảm tệp khách hàng của bạn, khiến quảng cáo khó hiển thị hoặc CPC quá cao. Thay vì sử dụng nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu trong một nhóm quảng cáo, bạn nên phân chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên từ khóa, đối tượng, vị trí đặt và nhân khẩu học để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Quảng cáo hiển thị Google GDN (Google Display Ads) trên cả mobile app: Khi sử dụng ứng dụng di động, quảng cáo thường được phân phối nhiều trên các ứng dụng game. Nhóm đối tượng tập trung chủ yếu cho Mobile game là lứa tuổi thanh niên và vị thành niên. Việc đặt quảng cáo trên các ứng dụng mobile game có thể tốn kém và không hiệu quả. Ngoài ra, với các ứng dụng game sử dụng đầu ngón tay để chơi nhiều, người chơi có thể vô tình click vào quảng cáo. Điều này dẫn đến việc tốn chi phí cho các click vô tình mà không mang lại lợi nhuận hoặc khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

Với những lợi ích mà Google Display Network mang lại, đây thực sự là một trong những công cụ quảng cáo hiệu quả và đáng được sử dụng cho các nhà quảng cáo. Hy vọng với những thông tin tất tần tật về Google Display Network trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công cụ này và sử dụng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Hoàng Nghĩa

Hoàng Nghĩa

Tôi là Hoàng Nghĩa, hiện là CEO/Founder của GYB AGENCY, trải qua hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing giúp tôi hiểu rõ bản chất và khó khăn trong của ngành. Chính vì thế, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm của mình, hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Kiến thức