Dofollow và Nofollow là gì? Ảnh hưởng đến SEOer như thế nào?

Hoàng Nghĩa Hoàng Nghĩa |

9:29 27/05/2024

Dofollow và Nofollow là hai thuật ngữ quen thuộc trong SEO, nhưng liệu bạn có thực sự hiểu rõ về chúng? Đừng lo lắng, nội dung bài viết này từ GYB sẽ dẫn bạn qua từng khía cạnh của hai loại liên kết này. Từ đó giúp bạn nắm bắt được cách sử dụng chúng một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Dofollow và Nofollow được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho thẻ <a> trong HTML. Vậy Dofollow và Nofollow là gì?

Dofollow được biết đến là một siêu liên kết có thuộc tính rel=”dofollow” trong mã HTML. Dofollow là yếu tố quan trọng đối với SEO, thông báo với Bot Google về sự an toàn và tín hiệu mạnh mẽ. Bot Google sử dụng chúng để đánh giá chất lượng và xếp hạng trang web. Tích hợp Dofollow Link là cần thiết để tối ưu hóa SEO và đưa trang web lên top Google.

Trong khi đó, Nofollow là siêu liên kết nhưng có thuộc tính rel=”nofollow” có trong mã HTML. Giá trị của Nofollow là Google không chuyển giá trị từ trang này sang trang được liên kết. Các liên kết Nofollow có thuộc tính rel=”nofollow” được thêm vào trong mã HTML. Khi một liên kết có thuộc tính này, Bot Google sẽ ghi nhận nó là một liên kết không an toàn.

Dofollow và Nofollow là gì?
Dofollow và Nofollow biểu thị ý nghĩa trái ngược nhau

Ảnh hưởng của Dofollow và Nofollow đến SEOer ra sao?

Nofollow là một thuộc tính mới được thêm vào gần đây nhằm ngăn chặn spam content từ các SEOer. Ví dụ như việc chèn các liên kết không liên quan vào các bài blog thông qua comment (bình luận). Thuộc tính này tăng cường quyền hạn của Webmaster để ngăn chặn những hành vi không hay từ một bộ phận SEOer. Chính vì điều này, giá trị của liên kết Nofollow sẽ giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1/100 so với liên kết Dofollow. Mặc dù vậy, liên kết Nofollow vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO.

Một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến sự uy tín của website trong mắt Google là lượng Backlinks chất lượng được hướng về trang web. Đặc biệt là các liên kết được đánh dấu rel=Dofollow. Vì vậy, kiểm tra các Backlink để đảm bảo chúng đều có liên kết Dofollow là quan trọng. Đồng thời, cũng cần kiểm tra các liên kết nội bộ để chắc chắn rằng chúng không bị đánh dấu là Nofollow, vì sự thiếu sót này có thể làm giảm hiệu quả của chiến lược Internal Link.

Ảnh hưởng của Dofollow và Nofollow đến SEOer ra sao?
Cả Dofollow và Nofollow link đều tạo ra tác động quan trọng đến SEO

Người mới tìm hiểu về khái niệm Dofollow và Nofollow là gì thường cho rằng Nofollow link không có tác dụng. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, hiện nay có 2 trường hợp mà bạn cần sử dụng thẻ Nofollow:

Trường hợp thứ nhất – Khi đặt link trên website của mình trỏ đến website khác: Lúc này, nếu bạn không chắc chắn về địa chỉ được nhắc đến, hãy thêm thuộc tính Nofollow. Ví dụ như các trang cá cược trực tuyến hay những web có chứa nội dung người lớn,… Thuộc tính “nofollow” giúp Google hiểu rằng bạn không liên quan đến các trang web đó.

Trường hợp thứ hai – Khi đặt link từ website khác trỏ về website của mình : Thường là khi bạn viết bài trên diễn đàn, Guest Post hay mua backlink. Mặc dù, hầu hết trường hợp bạn sẽ muốn có link dofollow nhưng đừng ngần ngại dùng link nofollow. Điều đó cho Google biết rằng bạn không cố gắng SEO dofollow backlinks thông qua việc mua bán hay trao đổi.

Tóm lại, Dofollow chắc chắn là một lựa chọn tốt cho SEO nhưng bạn không nên bỏ qua Nofollow. Việc đa dạng liên kết là một cách để tránh các thuật toán Google đang truy quét nạn spam link. Lời khuyên là bạn hãy sử dụng tỷ lệ link Dofollow và Nofollow một cách hợp lý.

Dofollow và Nofollow, cái nào tốt hơn?
Nên sử dụng Dofollow và Nofollow link một cách hợp lý

Thật sự, vẫn chưa có khẳng định chắc chắn nào về tỷ lệ chính xác cho liên kết Dofollow và Nofollow. Đã có nhiều lời khuyên về con số 50/50 hay nói cách khác là mức đồng đều giữa cả hai. Số khác lại tin rằng tỷ lệ 30/70 cho Nofollow/Dofollow mang lại hiệu quả cao hơn.

Trên thực tế, rất nhiều website sử dụng con số 30/70 và đạt hiệu quả mong muốn. Dù vậy, đây chỉ là mức tham khảo vì trong quá trình xây dựng website sẽ có sự chênh lệch, ví dụ 20/80 hay 40/60. Nhìn chung, tỷ lệ dofollow luôn lớn hơn nofollow để mang lại sự tín nhiệm từ các website lớn.

Bạn cũng nên tham khảo những trang web cùng chủ đề hoặc đối thủ của mình để biết chiến lược backlink của họ. Việc thử nghiệm nhiều phương pháp là một cách rất tốt để cải thiện thứ hạng. Tất nhiên, trừ trường hợp bạn theo trường phải “no backlinks” thì còn lại mọi website đều phải tạo link dofollow hoặc nofollow.

Dofollow và Nofollow, tỷ lệ liên kết bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ liên kết Dofollow nên lớn hơn Nofollow

Không thể nhận biết một đường link là Dofollow hay Nofollow bằng mắt thường. Bởi vì đây là một thẻ được sử dụng trong thuộc tính HTML nên bạn cần kiểm tra liên kết đó. Có hai cách để kiểm tra xem một liên kết là dofollow hay nofollow, cụ thể:

Bạn nhấp chuột phải vào liên kết muốn kiểm tra. Tiếp theo, bạn chọn dòng “Inspect” hay “Kiểm tra” để xem thẻ chứa liên kết đó. Nếu trong thẻ của liên kết có chứa thuộc tính rel = “nofollow” thì đó là link nofollow. Nếu trong thẻ không có thuộc tính nofollow thì mặc định đây là dofollow link.

Hướng dẫn kiểm tra liên kết Dofollow và Nofollow
Có thể kiểm tra liên kết Dofollow hay Nofollow bằng tùy chọn Inspect trong Chrome

Tại trang web có chứa liên kết muốn kiểm tra, bạn nhấp chuột phải vào vị trí bất kỳ và chọn “View page source”. Bạn cũng có thể dùng tổ hợp phím tắt “Ctrl + U”. Một trang mới trên trình duyệt sẽ được mở ra để hiển thị mã nguồn trang. Tại đây, bạn sẽ xem được tất cả liên kết trên trang. Để kiểm tra một liên kết bất kỳ, bạn dùng tổ hợp phím “Ctrl + F” và nhập link vào.

Hướng dẫn kiểm tra liên kết Dofollow và Nofollow
Xem nguồn trang giúp bạn kiểm tra toàn bộ liên kết trên trang

Bạn có thể tham khảo việc sử dụng tiện ích bổ sung. Các trình duyệt phổ biến như Chrome hay Firefox đều có những tiện ích hỗ trợ SEO. Với Chrome bao gồm những tiện ích quen thuộc như SEOquake, Ahrefs hay MozBar.

Hướng dẫn kiểm tra liên kết Dofollow và Nofollow
Kiểm tra liên kết Dofollow/Nofollow bằng tiện ích SEOquake

Chức năng tạo liên kết Nofollow luôn được tích hợp trực tiếp trong trình soạn thảo của website. Các website mã nguồn đóng nếu lập trình viên không hỗ trợ thì người dùng phải chỉnh sửa trực tiếp trong mã nguồn. Trường hợp website nguồn mở như WordPress sẽ có hai cách:

Cài đặt trực tiếp trong trình soạn thảo văn bản

Đầu tiên, bạn quét chọn văn bản muốn chèn link và chọn biểu tượng liên kết hoặc nhấn tổ hợp phím “Ctrl + K”. Tiếp theo, bạn nhập liên kết muốn chèn vào ô và nhấn “Enter”. Như vậy là bạn đã chèn một liên kết vào bài viết, việc tiếp theo là thêm thuộc tính Nofollow.

Cách tạo liên kết Nofollow hiệu quả
Cần sửa lại liên kết đã chèn để thêm các thuộc tính

Để thêm thuộc tính trực tiếp tại trình soạn văn bản, bạn đặt con trỏ vào vị trí liên kết đã chèn. Bây giờ, bạn sẽ nhìn thấy liên kết cùng với biểu tượng sửa liên kết. Bạn chọn “Sửa liên kết” và tích chọn vào ô “Set to nofollow” nhấn “Lưu thay đổi” để hoàn tất.

Cách tạo liên kết Nofollow hiệu quả
WordPress hỗ trợ tính năng thêm thuộc tính nofollow tự động

Chuyển sang chế độ sửa code

Trường hợp bạn muốn kiểm tra hoặc sửa nhiều liên kết thì có thể chuyển sang chế độ sửa code. Bạn nhấn vào dấu 3 chấm dọc ở góc phải trên cùng và chọn “Chế độ sửa code” hoặc dùng tổ hợp phím “Ctrl + Shift + Alt + M”. Cuối cùng, bạn tìm đến liên kết và thêm thuộc tính rel = “nofollow” ở phía sau.

Cách tạo liên kết Nofollow hiệu quả
Có thể chuyển sang chế độ soạn code để thêm thuộc tính trong WordPress

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu hai khái niệm dofollow và nofollow là gì . Đồng thời là những vấn đề xung quanh như tầm ảnh hưởng, cách kiểm tra và sử dụng của 2 loại liên kết này. 

Hoàng Nghĩa

Hoàng Nghĩa

Tôi là Hoàng Nghĩa, hiện là CEO/Founder của GYB AGENCY, trải qua hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing giúp tôi hiểu rõ bản chất và khó khăn trong của ngành. Chính vì thế, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm của mình, hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Kiến thức