Từ khóa là gì? Tìm hiểu vai trò và các loại từ khóa trong SEO

Hoàng Nghĩa Hoàng Nghĩa |

10:00 27/05/2024

Từ khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO, là cầu nối giữa người dùng và website. Trong bài viết này, GYB sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ khóa là gì, tầm quan trọng trong SEO, các loại từ khóa cũng như cách triển khai một cách hiệu quả nhất.

Từ khóa (keyword) là những từ hoặc cụm từ quan trọng giúp tìm kiếm thông tin trên internet, nó xác định và phân loại ý định tìm kiếm của người dùng. Đồng thời cũng thể hiện chủ đề của một bài viết hoặc trang web trên website.

Từ khóa đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa website (SEO), giúp website thu hút lượng truy cập tự nhiên và cải thiện thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Nghiên cứu từ khóa là một chiến lược tập trung vào việc nghiên cứu, lựa chọn và tối ưu hóa các từ khóa phù hợp với nội dung và mục tiêu của website.

keyword là gì
Từ khóa thể hiện chủ đề bài viết thông qua một hoặc cụm từ

Sau đây là ví dụ chi tiết về từ khóa mà bạn có thể tham khảo. Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm một khóa học về SEO, bạn sẽ gõ: “khóa học seo” trên thanh tìm kiếm của Google. Đây được xem là một từ khóa chính.

Tuy nhiên, để SEO từ khóa “khóa học seo” hiệu quả nhất, bạn cần quan tâm đến những từ khóa phụ có liên quan. Chẳng hạn như: “học seo ở đâu”, “khóa học học seo ngắn hạn”, “khóa học học seo trọn gói”,… để bổ trợ từ khóa chính leo top một cách dễ dàng hơn.

Để hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của từ khóa trong SEO, bạn cần nắm vững cách phân loại từ khoá để áp dụng cho từng giai đoạn trong chiến lược SEO. Cơ bản, từ khóa SEO có thể được chia thành bốn nhóm chính: 

  • Từ khóa liên quan đến tên thương hiệu,
  • Từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp,
  • Từ khóa liên quan đến việc kéo traffic cho website.

Tuy nhiên, trong thực tế cách phân loại keyword đa dạng hơn nhiều, tùy vào từng trường hợp và nhu cầu cụ thể của website, bạn sẽ chọn cách phân loại phù hợp với doanh nghiệp.

Cách phân từ khóa theo số lượng từ được chia thành 3 dạng chính:

Từ khóa ngắn (Short tail keyword): Chứa từ 1 đến 3 từ, dùng để làm keyword chính cho bài viết và phân bổ đều trong nội dung của bài.

Từ khóa dài (Long tail keywords): Chứa từ 4 đến 6 từ, phác họa rõ nét và chi tiết nhu cầu của người dùng hơn.

tu khoa la gi 6

Tương quan giữa volume và search intent của người dùng khi tìm từ khóa dài và ngắn

Từ khóa trung bình (Medium-tail keyword): Có độ dài cùng độ khó tương đối so với 2 loại từ khóa trên. Tuy nhiên, các từ khóa ngắn và từ khóa dài sẽ phổ biến hơn so với từ khóa trung bình.

Một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn về các loại từ khóa trên như sau:

  • Từ khóa ngắn: “dịch vụ seo”
  • Từ khóa dài: “dịch vụ seo tại TPHCM”
  • Từ khóa trung bình: “dịch vụ seo tổng thể”

Việc phân loại từ khóa theo ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng cũng phổ biến không kém với 4 loại sau đây:

Informational Keyword: Là các từ khóa cung cấp thông tin hữu ích và thu hút lượng truy cập cao cho các website, đặc biệt là trang web mới. Các đặc điểm nhận biết một Informational Keyword là chúng thường chứa các từ như “cách”, “hướng dẫn”, “lợi ích”, “là gì”, “làm thế nào”,… Ví dụ: “cách viết content chuẩn SEO”, “hướng dẫn SEO onpage đơn giản”,…

Informational Keyword cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng
Informational Keyword cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng

Transactional Keyword: Là các từ khóa liên quan đến giao dịch và mua bán, thường được sử dụng bởi những người dùng có ý định mua hoặc thực hiện giao dịch sản phẩm/dịch vụ. Các từ khóa này thường chứa các từ như “mua”, “thuê”, “giảm giá”, “khuyến mãi”. Ví dụ: “thuê dịch vụ SEO tổng thể”, “mua khóa học SEO rẻ ở đâu”,…

Transactional Keyword
Transactional Keyword thường liên quan đến mua bán, giao dịch sản phẩm/dịch vụ

Commercial Keyword: Là nhóm từ khóa liên quan đến việc người dùng có ý định thực hiện giao dịch thương mại. Lúc này, khách hàng đã sẵn sàng mua hàng và đang tìm kiếm thông tin để so sánh giá cả cũng như chất lượng. Dấu hiệu nhận biết Commercial Keyword là các từ xuất hiện trong cụm từ khóa như top, so sánh, đánh, tốt nhất, giá rẻ,… Chẳng hạn như “top 5 công ty dịch vụ seo”, “dịch vụ seo tổng thể giá rẻ”,…

Commercial Keyword
Các từ khóa dạng Commercial thể hiện khách hàng đã sẵn sàng mua hàng nhưng đang so sánh về giá cả

Navigational Keyword: Là từ khóa dùng để tìm kiếm và truy cập trực tiếp vào các thương hiệu, sản phẩm hoặc trang web cụ thể. Được nhận biết dựa trên việc xuất hiện của tên thương hiệu, sản phẩm hoặc tên miền trong cụm từ khóa. Ví dụ: “Vinamilk”, “TH True Milk”,…

Navigational Keyword
Navigational Keyword là dạng từ khóa tìm kiếm bằng thương hiệu, trang web hoặc sản phẩm cụ thể

Từ khóa ngắn hạn: Các từ khóa xuất hiện trong một thời gian ngắn dựa trên xu hướng hoặc sự kiện đặc biệt. Chúng có lượng tìm kiếm lớn nhưng chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định do tính chất tạm thời của xu hướng hay sự kiện đó. Chẳng hạn như “the mask singer Việt Nam”, “2 ngày 1 đêm ca sĩ Mỹ Tâm”,…

Từ khóa dài hạn: Duy trì sự hiện diện lâu dài trên công cụ tìm kiếm do nhu cầu tìm thông tin ổn định và không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện hay xu hướng ngắn hạn. Ví dụ như “content seo”, “thiết kế website”, “email marketing”,…

Từ khóa cũng có thể phân chia theo chủ đề xoay quanh website của bạn, có những dạng sau:

Từ khóa chính: Những từ khóa quan trọng nhất mà bạn muốn website của mình xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm. Chúng thường liên quan đến ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Từ khóa phụ: Là những từ hoặc cụm từ có liên quan chặt chẽ đến từ khóa chính nhưng không được tập trung và tối ưu hóa. Từ khóa phụ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thêm ngữ cảnh về nội dung của một trang đang đề cập đến.

LSI keywords: Những từ hoặc cụm từ liên quan ngữ nghĩa đến từ khóa chính, giúp cung cấp thêm ngữ cảnh cho nội dung và cải thiện hiểu biết của công cụ tìm kiếm. Ví dụ từ khóa chính “dịch vụ seo” thì LSI Keyword sẽ là seo onpage, seo offpage, internal link, external link, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, lên top google,…

LSI keywords
LSI keywords cung cấp thêm ngữ cảnh cho nội dung SEO

Phân loại theo thuộc tính sản phẩm: Từ khóa phân loại theo đặc điểm sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm kiểu dáng, kích cỡ, chức năng và chất liệu. Ví dụ: “áo thun vải cotton”, “áo thun vải polyester”, “áo thun vải lanh”,… cho lĩnh vực kinh doanh thời trang.

Phân loại theo vùng địa lý: Người dùng tìm kiếm đang sinh sống hoặc có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại khu vực đó khi research bằng từ khóa. Chẳng hạn như “dịch vụ seo tổng thể TPHCM”, “dịch vụ seo Hà Nội”,…

Phân loại theo ngành nghề, đối tượng cụ thể: Từ khóa còn được phân loại theo ngành nghề hoặc đối tượng cụ thể cho phù hợp với nhu cầu người dùng. Ví dụ “thiết kế website giáo dục”, “thiết kế website nội thất”,…

Trên thực tế, có nhiều phương pháp để một trang web xuất hiện trên Google nhờ vào việc tối ưu hóa từ khóa. Tuy nhiên, có hai cách chính mà từ khóa giúp website hiển thị trên Google:

  • Google Ads: Cung cấp các từ khóa mới, thường được sử dụng để kích thích mua sắm thay vì cung cấp thông tin.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google: Đòi hỏi sự chú ý tới các từ khóa phổ biến nhất, được tối ưu để dễ dàng xuất hiện trong trang truy vấn của Google theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Từ khóa xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google
Từ khóa xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google

Có thể nói, việc chọn lọc các từ khóa để triển khai bài viết chưa bao giờ dễ dàng. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố quan trọng đối với keyword SEO để chọn lọc cho mình bộ từ khóa chất lượng.

Volume hay còn gọi là “số lượng tìm kiếm hàng tháng”, là chỉ số đo lường số lần một từ khóa được tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc Yahoo trong một khoảng thời gian nhất định.

Số lượng tìm kiếm này phản ánh mức độ quan tâm và nhu cầu của người dùng đối với một chủ đề hoặc lĩnh vực cụ thể. Khi số lượng tìm kiếm càng cao, điều này thường cho thấy từ khóa đó có tiềm năng và ảnh hưởng lớn trong việc tối ưu hóa nội dung trên trang web.

Độ cạnh tranh của từ khóa, hay còn gọi là chỉ số KD (Keyword Difficulty), là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu từ khóa. Con số này thường cho biết mức độ cạnh tranh giữa các trang web trong việc xếp hạng cho từ khóa đó trên các công cụ tìm kiếm. Khi độ cạnh tranh cao, điều này nghĩa là có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành và việc tối ưu hóa trang web để xếp hạng cao đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn.

Độ cạnh tranh của từ khóa thể hiện trên công cụ SEMrush
Độ cạnh tranh của từ khóa thể hiện trên công cụ SEMrush

Bên cạnh các thông tin vừa đề cập ở trên, doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố khác, ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ khóa như:

  • Mục tiêu của chiến lược SEO và ngân sách của doanh nghiệp,
  • Mức độ liên quan của keyword với nội dung bài viết, các sản phẩm hoặc dịch vụ của website,
  • Ý định tìm kiếm của người dùng trong quá trình tìm hiểu thông tin,
  • Các xu hướng hot trend, dòng sự kiện đang diễn ra hiện nay.

Quy trình SEO từ khóa thường bao gồm 5 bước chính, cụ thể:

Bước 1 – Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của chiến lược SEO, có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Xác định mục tiêu rõ ràng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, thường dựa trên mô hình SMART (Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time-Bound) và tài nguyên có sẵn trên website.

Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO
Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO để quá trình nghiên cứu từ khóa được hiệu quả tối ưu

Bước 2 – Lập kế hoạch từ khóa theo mục tiêu doanh nghiệp: Sau khi đã có mục tiêu rõ ràng, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ nghiên cứu để tạo các keyword liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà website đang hướng đến. Phân chia và chọn lọc các từ khóa phù hợp cho từng giai đoạn để đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Bước 3 – Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đối với các website mới và chưa có định hướng rõ ràng, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định lối đi. Thu thập thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi và có chiến lược vượt mặt họ trong tương lai.

Bước 4: Phân tích mức độ cạnh tranh của từ khóa: Việc này nhằm lựa chọn những từ khóa phù hợp với nguồn lực cũng như chi phí của doanh nghiệp.

Bước 5: Chọn lựa bộ từ khóa phù hợp với doanh nghiệp: Mỗi bộ từ khóa sẽ phù hợp với một đối tượng người dùng cụ thể. Vì vậy, việc lựa chọn và phân loại chúng là quan trọng để phù hợp với từng giai đoạn tìm kiếm dựa trên search intent của người dùng.

Bộ từ khóa triển khai nên phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
Bộ từ khóa triển khai nên phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp

Hiện nay, có đa dạng các công cụ nghiên cứu từ khóa được phát triển để hỗ trợ SEOer. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng 6 công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản dành cho bạn:

Google Analytics là một công cụ hỗ trợ người dùng theo dõi, phân tích số liệu và hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng. Để nghiên cứu từ khóa với Google Analytics, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web của Google Analytics và đăng nhập tài khoản của bạn.
  • Bước 2: Bạn nhấp chọn vào mục Acquisition → Overview → View Google Organic Search Queries.
Dùng Google Analytics để tìm kiếm từ khóa
Dùng Google Analytics để tìm kiếm từ khóa

Google Search Console giúp việc quản lý và tối ưu trang web của bạn trở nên dễ dàng. Nó cung cấp thông tin về xếp hạng từ khóa của website và giúp phát hiện vấn đề kỹ thuật. Để nghiên cứu từ khóa trên công cụ này, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trình duyệt Google Search Console và chọn đăng nhập tài khoản.
  • Bước 2: Click chọn vào mục Performance hiện trên màn hình.
  • Bước 3: Chọn xem danh sách từ khóa tại bảng Queries.
Nghiên cứu từ khóa qua Google Search Console
Nghiên cứu từ khóa qua Google Search Console

Nếu bạn muốn tìm kiếm các từ khóa theo xu hướng hoặc dòng sự kiện đang diễn ra để tăng lượng truy cập, bạn có thể sử dụng công cụ Google Trends. Đây là cách bạn có thể tìm kiếm từ khóa nhanh chóng:

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ Google Trend.
  • Bước 2: Trên thanh tìm kiếm, nhập chủ đề hoặc từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm.
  • Bước 3: Điều chỉnh các thông tin liên quan đến từ khóa như thời gian, địa điểm, lĩnh vực, tìm kiếm trên web sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Bước 4: Nhấp vào mục khám phá để nhận được kết quả.
Sử dụng Google Trend để tìm kiếm những từ khóa mang tính chất xu hướng
Sử dụng Google Trend để tìm kiếm những từ khóa mang tính chất xu hướng

Sử dụng Google Suggest, bạn có thể tìm kiếm từ khóa phổ biến và liên quan đến chủ đề hiện tại. Điều này giúp bạn thu thập ý tưởng từ khóa mới và hiểu rõ hơn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Các bước tìm kiếm từ khóa được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhập từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm trên Google.
  • Bước 2: Xem danh sách các từ khóa khác liên quan tại phần dưới cùng của trang truy vấn kết quả tìm kiếm.
Tham khảo kết quả từ khóa từ Google Suggest
Tham khảo kết quả từ khóa từ Google Suggest

Google Keyword Planner là một công cụ phổ biến và quen thuộc trong nghiên cứu từ khóa. Đây là một công cụ miễn phí cung cấp nhiều ý tưởng từ khóa và số liệu liên quan đến chủ đề của bạn. Có thể tìm kiếm từ khóa với công cụ này theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ Google Keyword Planner, chọn chuyển đến công cụ lập kế hoạch từ khóa.
  • Bước 2: Chọn vào mục “Khám phá từ khóa mới” và nhập chủ đề hoặc từ khóa bạn muốn tìm hiểu.
  • Bước 3: Xuất file kết quả từ khóa tại biểu tượng download.
Tìm kiếm ý tưởng từ khóa từ Google Keyword Planner
Tìm kiếm ý tưởng từ khóa từ Google Keyword Planner

Bạn có thể khám phá từ khóa mới tại AnswerThePublic. Công cụ này cung cấp câu hỏi và cụm từ liên quan đến từ khóa mục tiêu. Tuy nhiên, cần cân nhắc nhu cầu tìm kiếm trước khi sử dụng bởi kết quả từ khóa thường có hậu tố ở dạng so sánh, câu hỏi,… Các bước để nghiên cứu từ khóa với AnswerThePublic như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ AnswerThePublic.
  • Bước 2: Nhập các từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm trên thanh search.
  • Bước 3: Nhấp vào mục “Get Questions” để nhận được kết quả.
Tìm kiếm từ khóa với công cụ AnswerThePublic
Tìm kiếm từ khóa với công cụ AnswerThePublic

Một bài viết SEO cần đáp ứng nhiều khía cạnh, trong đó mật độ từ khóa là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, không nên nhồi nhét từ khóa vào bài viết một cách quá mức.

Nội dung phải hướng đến người đọc, phục vụ nhu cầu thông tin của họ. Việc chèn từ khóa quá đà không chỉ làm mất đi trải nghiệm đọc mà còn làm giảm chất lượng của nội dung. Và điều này có thể ảnh hưởng đến đánh giá từ Google.

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, nếu bạn phát hiện các từ khóa sai chính tả hoặc không liên quan, nên loại bỏ chúng ngay. Những từ khóa này có thể làm mất tính chuyên nghiệp của nội dung và làm rối mắt người đọc. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc sử dụng các từ khóa phụ đồng nghĩa hoặc bổ sung ý nghĩa cho từ khóa chính.

Nên loại bỏ những từ khóa không liên quan đến dịch vụ/sản phẩm
Nên loại bỏ những từ khóa không liên quan đến dịch vụ/sản phẩm

Việc chèn quá nhiều từ khóa vào bất kỳ vị trí nào trong câu có thể làm cho câu văn trở nên lủng củng và không rõ ràng. Điều này khiến người đọc cảm thấy nội dung không chất lượng và có thể dẫn đến họ không quay lại trang web của bạn. Thế nên, chèn từ khóa một cách tự nhiên là bí quyết giúp bạn SEO hiệu quả và giữ chân người dùng ở lại website tốt nhất.

Thay vì chèn từ khóa một cách ngẫu nhiên, không có trật tự, bạn nên lựa chọn các vị trí phù hợp để chèn từ khóa. Có nhiều vị trí mà bạn có thể chèn từ khóa mà vẫn giữ được tính mạch lạc cho câu văn.

Ví dụ như ngoài “dịch vụ SEO”, bạn cũng có thể dùng các từ khóa phụ như “dịch vụ SEO tổng thể”, “bảng giá dịch vụ SEO”. Đặt chúng vào nội dung hoặc làm tiêu đề khác nhau. Điều này giúp đảm bảo người đọc nhận đủ thông tin cần thiết.

Các từ khóa Google Ads thường là những từ hoặc cụm từ miêu tả chi tiết về nhu cầu của người dùng, phục vụ cho mục đích quảng cáo của doanh nghiệp. Với các từ khóa này, bạn nên lựa chọn kỹ càng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách chạy quảng cáo và nguồn lực của doanh nghiệp.

Từ khóa Google Ads
Từ khóa Google Ads là cụm keywords phục vụ cho mục đích quảng cáo của doanh nghiệp

Có thể nói, phương pháp tối ưu từ khóa SEO có hiệu quả đáng kể đối với doanh nghiệp. Vì nó mang lại những hiệu quả như sau:

  • Giúp website lên top bền vững theo thời gian và cạnh tranh với các đối thủ đang on top.
  • Cung cấp nhiều thông tin giá trị và được Google đánh giá cao để trở thành Authority Site.
  • Thu hút nhiều traffic (lưu lượng truy cập) chất lượng vào website doanh nghiệp hoặc website cá nhân.
Hoàng Nghĩa

Hoàng Nghĩa

Tôi là Hoàng Nghĩa, hiện là CEO/Founder của GYB AGENCY, trải qua hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing giúp tôi hiểu rõ bản chất và khó khăn trong của ngành. Chính vì thế, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm của mình, hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Kiến thức