EAT là gì?

E-A-T là viết tắt của Expertise, Authoritativeness, and Trustworthiness. Khái niệm này xuất phát từ nguyên tắc Xếp hạng chất lượng tìm kiếm của Google và nó trở nên nổi tiếng sau Bản cập nhật Google Medic khét tiếng vào tháng 8 năm 2018. E-A-T là một yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng tổng thể của một trang web.

E-A-T là viết tắt của 3 chữ cái, tương ứng với 3 thước đo sau:

  • E Expertise (Tính chuyên môn): Thể hiện sự chuyên sâu của website về một lĩnh vực thông qua các bài viết được đăng tải. Nội dung (main content) phải đảm bảo xây dựng theo hướng chuyên môn và bao hàm lượng kiến thức vững chắc về đối tượng được nhắc đến. Đây cũng là một yếu tố để giữ chân khách hàng. Chủ đề cung cấp càng nhiều thông tin có giá trị, người đọc sẽ càng say mê và tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn.
  • A Authoritativeness (Thẩm quyền): Nếu Expertise liên quan đến nội dung bài viết, thì Authoritativeness xét về người cung cấp những thông tin đó, thông thường là người đại diện cho thương hiệu hoặc chính thương hiệu của bạn. Một website có thẩm quyền được hiểu như một trong những cái tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí người dùng khi họ cần truy vấn thông tin về lĩnh vực nào đó. Ví dụ: https://covid19.gov.vn/ là website có thẩm quyền cao về thông tin dịch bệnh COVID-19
  • T Trustworthiness (Độ tin cậy): Một người thông minh, giỏi giang chưa chắc là một người đáng tin. Chữ T trong EAT liên quan đến khía cạnh pháp lý, sự minh bạch, đặc biệt khi thương hiệu của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ có giá trị lớn (giao dịch ngân hàng, nhà đất,…) hay thông tin liên quan đến sức khoẻ. Những trang web như vậy được gọi là YMYL website (Your money your life).
e-a-t là gì
Cùng tìm hiểu E-A-T là gì?

Tầm quan trọng của EAT khi triển khai SEO

Như GYB đã nói từ đầu, EAT là chiếc chìa khoá để bạn có thể dễ dàng leo top hơn. Website cũng như sách vậy, chẳng ai dại dột đốt thời gian vào những quyển sách vô bổ từ một tác giả vô danh nào đó. Trang web với nội dung đạt tiêu chuẩn EAT sẽ mang lại cho người truy cập nhiều giá trị hơn những trang không được tối ưu. Theo thời gian, lòng tin của họ được xây dựng, từ đó lựa chọn website của bạn là nguồn thông tin chính thay vì các đối thủ khác. Điều này mang đến lượng traffic ổn định và lâu dài, cải thiện time on site, bounce rate và các chỉ số liên quan. Tất nhiên, bạn cũng cần phải tối ưu các yếu tố SEO khác nữa nhé. Bên cạnh đó, đây còn là một trong những tiêu chí để các con bọ tìm kiếm thẩm định và đánh giá trang của bạn. GYB khẳng định rằng 3 thước đo EAT càng cao, số điểm bạn nhận được càng lớn. Cuối cùng, Google sẽ đưa ra vị trí phù hợp dựa trên EAT và các hạng mục khác. Vì vậy đừng bỏ qua thang đo này ngay từ bước đầu triển khai SEO tổng thể để đạt hiệu quả tốt nhất.

EAT đối với trang YMYL thì sao?

Hiển nhiên rồi, EAT là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu nếu bạn đang sở hữu một website thuộc nhóm YMYL. Theo như Google định nghĩa, bất kỳ trang nào chứa nội dung ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, sự an toàn hay tài chính của một cá nhân/tổ chức sẽ được xem là một YMYL website. Theo Google:

We have very high Page Quality rating standards for YMYL pages because low-quality YMYL pages could negatively impact a person’s happiness, health, financial stability, or safety.

YMYL website
YMYL website (Your Money, Your Life)

Các trang dưới đây được Google xếp vào nhóm YMYL (ở cấp độ tên miền), bạn cần lưu ý kỹ khi triển khai SEO:

  • Trang giao dịch tài chính và mua sắm: Các website nơi tiền đổi chủ hoặc diễn ra các hoạt động mua sắm, thanh toán hoá đơn,… (Shopee, Thegioididong,…)
  • Trang thông tin tài chính: Các website cung cấp thông tin về tư vấn tài chính dưới dạng hướng dẫn hoặc các bài viết liên quan đến chủ đề tiết kiệm, thế chấp, đầu tư, ngân hàng, mua nhà, bảo hiểm,… (CafeF, VnEconomy,…)
  • Trang thông tin y tế: Những trang web mang đến cho người đọc các thông tin và tư vấn về y tế, sức khỏe. Đó có thể là những hướng dẫn hoặc các bài báo liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm, tình trạng y tế, sức khỏe tâm thần và thể chất, các loại thuốc, dinh dưỡng,…(Vinmec, website của Bộ Y tế,…)
  • Trang thông tin pháp lý: Những trang cung cấp thông tin tư vấn pháp lý theo hình thức hướng dẫn hoặc bài viết về quyền của chủ doanh nghiệp, quyền hợp pháp của gia đình, quyền hợp pháp cá nhân như ly hôn, định cư, nhận con nuôi, di chúc,…
  • Trang thông tin công cộng/ chính thức và trang tin tức: Các website tin tức chủ yếu đề cập đến tin tức về các sự kiện đang xảy ra trên thế giới hoặc tại địa phương. Ngoài ra những trang thông tin công cộng/chính thức cũng có thể cung cấp thông tin về tư vấn, dịch vụ của quốc gia và chính quyền địa phương.
  • Những trang khác: Các website cung cấp thông tin quan trọng và có tính rủi ro cao, ví dụ như thông tin về an toàn xe hơi, nhận con nuôi…

Ảnh hưởng của EAT đối với các trang e-commerce

E-Commerce website cho phép người truy cập thực hiện các thao tác mua sắm trực tuyến nên cũng được Google phân loại vào dạng YMYL, do đó bạn cũng phải đảm bảo yếu tố EAT khi xây dựng và phát triển nội dung trên trang. Nếu trang của bạn có tính năng thanh toán online qua internet banking hay các ví điện tử Shopee Pay, Momo,…bạn phải đặt ra các điều khoản thanh toán, mua hàng một cách rõ ràng và minh bạch nhất để đáp ứng tiêu chí EAT. Hơn nữa, tính chuyên môn nên được thể hiện qua hiểu biết của bạn về sản phẩm và dịch vụ. Thông tin về thứ bạn muốn bán cho khách hàng phải được mô tả chi tiết và đầy đủ. Để khẳng định mạnh hơn với Google rằng bạn là chuyên gia trong ngành, hãy thử xây dựng bộ câu hỏi FAQs về sản phẩm/dịch mà bạn cung cấp. Thật tuyệt vời khi những thắc mắc của khách hàng được giải đáp nhanh chóng, không thông qua các bước đặt câu hỏi và chờ đợi.

Cách cải thiện EAT cho SEO

Kiểm tra thương hiệu

Đây là bước đầu tiên và tổng quát nhất để rà soát lại toàn bộ hệ thống website, với mục đích tìm ra những lỗi cơ bản còn tồn tại. Dựa vào kết quả này, bạn sẽ biết được thương hiệu của bạn đang được định vị như thế nào trong mắt khách hàng và Google. Bạn có thể bắt đầu bước này bằng cách khảo sát trực tiếp khách hàng, hay chính xác hơn là những người đã từng truy cập vào website của bạn một số câu hỏi liên quan đến trải nghiệm như: Bạn đánh giá thế nào về độ hữu ích của những bài viết? Quy trình thanh toán có rõ ràng và dễ dàng thực hiện không? Điểm bạn chưa thích ở chúng tôi là gì?,…Đáp án sẽ trả lời trực tiếp những gì bạn cần cải thiện về thương hiệu cũng như website. brand website Nhưng tốt nhất, ngay từ lúc đầu bạn hãy tự đặt ra câu hỏi và đứng vào vị trí của users để trả lời, từ đó đặt ra các tiêu chuẩn trang web sao cho tốt nhất, đảm bảo mang đến trải nghiệm tối ưu cho bộ phận người truy cập. Một số câu hỏi mà bạn cần giải quyết để hoàn thành bước kiểm tra thương hiệu:

  • Những nội dung được cung cấp có thể hiện góc nhìn từ chuyên gia không hay chỉ như những bài viết chia sẻ thông thường khác?
  • Có các dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục không?
  • Các cơ quan chuyên môn hay hiệp hội trong ngành có biết đến bạn và xác minh kiến thức và kỹ năng của bạn ở một khía cạnh nào không?
  • Ảnh hưởng của bạn đối với khách hàng và các đối thủ cùng phân khúc sản phẩm là gì?
  • Chứng minh năng lực với khách hàng qua những giải thưởng chuyên môn do cơ sở có thẩm quyền cấp.

Chưa đợi đến lúc khách hàng có thắc bạn, trước tiên cũng cũng cần tự giới thiệu cho mọi người biết rằng bản thân, doanh nghiệp bạn là ai. Hãy đầu tư một trang giới thiệu thật đầy đủ và chi tiết. Bao gồm những thông tin cơ bản như lịch sử hình thành, sứ mệnh và tầm nhìn, đội ngũ nhân viên, cách thức liên hệ,…

Kiểm tra nội dung hiện tại

Một trong những bước quan trọng nhất để cải thiện EAT là gì? Đó chính là kiểm tra lại toàn bộ nội dung đã được đăng tải và triển khai trước đó. Dựa vào 4 tiêu chí cốt lõi khi xây dựng và phát triển website sau: Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm Nhu cầu tìm kiếm cũng giống insight khách hàng vậy, một khi đã nắm và đáp ứng được điều đó, bạn sẽ dễ dàng trở thành chuyên gia hàng đầu trong ngành. Khi truy vấn, người tìm kiếm có những mức độ đòi hỏi khác nhau từ thấp đến cao của câu trả lời. Bạn đáp ứng được mức độ càng cao, thể hiện trình độ của bạn về chủ đề đó càng sâu, hay nói cách khác là tình chuyên môn trong EAT (Expertise). đáp ứng nhu cầu tìm kiếm Không chỉ là giải đáp những khúc mắc của khách hàng về sản phẩm/dịch và các thông tin liên quan, bạn còn phải là đơn vị mang lại những nội dung hữu ích mà nhóm khách hàng mục tiêu của bạn cần và nên biết. Google thật sự cũng đưa tiêu chí này vào hệ thống đánh giá website với những mục cụ thể sau:

  • Chia sẻ thông tin về các vấn đề cụ thể.
  • Trang tin tức xã hội hay giải trí.
  • Blog thể hiện quan điểm cá nhân, môi trường tranh luận.
  • Diễn đàn giải đáp thắc mắc của một cộng động.
  • Trang chia sẻ hình ảnh, phần mềm, âm nhạc,…
  • Cửa hàng kinh doanh.

Trên đây là một vài mục tiêu biểu, bạn không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Chẳng hạn nếu bạn là website về thông tin pháp luật thì không thể nào là một trang giải trí, hình ảnh chuyên nghiệp sẽ phù hợp hơn với ngành luật. Do đó, hãy tập trung vào một số điểm phù hợp với lĩnh vực của website. Đặt nội dung ở đúng vị trí Tất nhiên không phải nội dung nào cũng thu hút người truy cập và mang đến traffic cho website của bạn, vì vậy bạn nên lập ra một bảng đánh giá tầm quan trọng của các nội dung. Sau khi tiến hành đánh giá, kết quả sẽ cho bạn biết những nội dung nào mà người truy cập quan tâm đến và những nội dung nào không mang lại hiệu quả SEO tốt. Từ đó đặt vị trí truy cập của chúng tại những nơi phù hợp để người dùng dễ dàng tìm đến. Nội dung bổ sung Một bài viết quan trọng nhất vẫn là những thông tin giải đáp truy vấn của người search Google, thành phần kém quan trọng hơn là các nội dung bổ sung bao gồm: hình ảnh, các bài viết liên quan, quảng cáo,… Mặc dù nội dung bổ trợ giúp tăng trải nghiệm khách hàng, nhưng đôi khi lại bị lạm dụng quá mức là giảm kết quả SEO. Chẳng hạn anchor text và internal link nhiều và không liên quan, gượng ép sẽ làm người đọc khó chịu. Do đó hãy cân bằng giữa các yếu tố này nhé. nội dung bổ sung Chất lượng nội dung Khi đã nắm được keyword trong tay, những gì khách hàng quan tâm, bạn hãy xây dựng outline (dàn bài) chi tiết theo intent (ý định tìm kiếm của người dùng) và triển khai viết bài để thực hiện công việc tối ưu hoá từ khoá. Kết quả bài viết phải đạt chất lượng tốt ở nhiều mặt như: chuẩn SEO; câu từ rõ ràng, không bị lủng củng; trình bày dễ hiểu, dễ theo dõi; hình ảnh đính kèm hỗ trợ tốt cho nội dung bài viết;…

Xây dựng quy chuẩn content

Rất mất thời gian nếu bạn cứ phải kiểm tra lại những content đã triển khai, vì vậy mà xây dựng nội dung theo hướng của một quy trình chuẩn sẽ tối ưu hơn về lâu dài, giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách. Bạn có thể sử dụng 4 tiêu chí cốt lõi khi xây dựng và phát triển website trên cho các bài viết sau này, đảm bảo website luôn chứng minh được yếu tố EAT cao với Google.

Bổ sung tác giả cho trang

Một bài viết về tài chính do một chuyên gia tài chính có kinh nghiệm hơn 10 năm chia sẻ chắc chắn sẽ thu hút hơn một diễn viên/ca sỹ. Do đó, để tăng thẩm quyền cho các nội dung trên trang, hãy giới thiệu bản thân, các kỹ năng cũng như thành tựu để thuyết phục người đọc hơn, giúp cải thiện EAT về mặt thẩm quyền và độ tin cậy. author bài viết

Đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Đối với một website, đặc biệt là những trang YMYL, thương hiệu cá nhân là cực kỳ quan trọng để đáp ứng các tiêu chỉ về EAT. Những thông tin tác giả tuy đủ, nhưng chưa vượt trội để bạn đạt điểm EAT cao. Bạn phải thể hiện trong mắt khách hàng và người truy cập rằng website được sở hữu bởi người có chuyên môn cao và sức ảnh hưởng trong ngành. Ví dụ: một cái tên gắn liền với trang công nghệ Tinh Tế là Vinh Vật Vờ.

Điều chỉnh hoặc xóa bỏ trang có EAT thấp

Đánh giá tổng quan cho toàn website, Google sẽ tính điểm EAT trung bình của tất cả các trang con, gồm những trang có mức điểm cao và cả thấp. Vì vậy, nếu chỉ tập trung tối ưu một số trang nhất định sẽ dẫn đến mức điểm trung bình không cao do ảnh hưởng của những trang thấp điểm. Dò lại những trang thấp điểm và xem xét chúng có thật sự cần thiết cho trang của bạn hay không dựa trên lượt truy cập, volume, yêu cầu từ Google,…nếu chúng không quan trọng, hãy mạnh tay loại bỏ. Sự tồn tại của những trang đó không mang lại hiệu quả SEO, thậm chí còn làm giảm vì điểm EAT kém.

Quảng bá Onsite

Liên kết nội bộ là một trong những cách hiệu quả để tăng kết quả SEO từ khoá và thúc đẩy traffic. Đây cũng là cách để cải thiện EAT, thể hiện rằng bạn là một chuyên gia với sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin trong cùng chủ đề. Để thực hiện hiệu quả, những bài viết có sự liên quan nhất định với nhau đều phải được xây dựng liên kết để người dùng dễ dàng tìm đến. Trong trường hợp website của bạn có forum thảo luận, hãy thường xuyên giải đáp những thắc mắc của các thành viên để quảng bá bản thân. Bạn cũng có thể tự xây dựng những cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó nhằm tăng sự tương tác, gắn kết giữa các thành viên, hay nhóm khách hàng mục với bạn và thương hiệu. quảng bá onsite

Quảng bá Offsite

Quảng bá Offsite giúp tăng yếu tố tin cậy và thẩm quyền, càng nhiều trang liên kết đến trang của bạn sẽ thể hiện vị trí của bạn trong lĩnh vực đó càng cao. GYB đã có bài viết cụ thể về SEO Offpage, bạn có thể tham khảo để triển khai nhé.

Thiết kế thân thiện, dễ hiểu

Thiết kế trang thể hiện tính đơn giản, dễ hiểu sẽ gây được ấn tượng cho người truy cập, đồng thời sự phân cấp các nội dung hợp lý, dễ tìm kiếm thể hiện tính chuyên nghiệp của website trên hành trình khách hàng. Trong thời đại công nghệ số, người truy cập không chỉ vào trang bằng các thiết bị cố định như máy tính để bàn, các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng,…ngày càng được ưa chuộng hơn, cho phép họ truy cập ở bất cứ đâu. Nên bạn cũng phải lập trình website sao cho nhóm người dùng này dễ dàng thao tác cũng như theo dõi các nội dung trên trang. Dù có truy cập bằng bất kỳ thứ gì đi nữa, tốc độ tải trang cũng hết sức quan trọng vì không ai muốn phải chờ đợi khi đang cần giải quyết các truy vấn. Đôi khi, những yếu tố không thật sự cần thiết có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, ví dụ: hình ảnh minh hoạ quá nhiều. Bạn nên xem xét loại bỏ bớt để tăng tốc cho website, tránh người trạng người dùng vừa vào đã thoát ra gây tác động xấu đến hiệu quả SEO.

Cải thiện mỗi ngày

Liên tục thay đổi và cập nhật website cũng như các nội dụng theo tiêu chỉ từ Google, nhu cầu tìm kiếm của người dùng là chiếc chìa khoá vàng để bạn cải thiện EAT. Sự chuyên gia và am hiểu về một lĩnh vực được Google đánh giá qua sự nắm bắt tin tức, nội dung mới về vấn đề đó, thể hiện trang của bạn có thẩm quyền nhất định, là nơi đáng tin cậy cho việc truy cứu thông tin.

Thuê chuyên gia cải thiện

Trên đây là 10 cách để cải thiện chỉ số EAT. Mặc dù có những hạng mục dễ dàng triển khai và thực hiện, song những công việc khó như quảng bá offsite mới thật sự mang lại hiệu quả cao và lâu bền. Song các kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải là chuyên gia, có thâm niên để làm từng bước chu toàn, không bị Google phạt. Nếu đội nhóm của bạn đã cố gắng thử vài lần nhưng không thành công, đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ SEO GYB để được hỗ trợ nhé.

Video tham khảo: cách thiết lập E-A-T trên trang web của bạn.

Qua bài viết trên, GYB đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về EAT là gì và tầm quan trọng của EAT khi xây dựng website. Mong rằng những thông tin và hướng dẫn trên đây của dịch vụ SEO GYB sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt đẹp.