Internal Link được ứng dụng rộng rãi trong điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết. Nó góp phần cải thiện thứ hạng Website trên trang tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi. Đối với những làm SEO, Marketing, chủ doanh nghiệp, việc hiểu rõ Internal Link là gì sẽ vô cùng hữu ích. Từ đó bạn sẽ biết mình cần làm gì để tối ưu trang web. Nếu đang quan tâm tới vấn đề này, hãy dành vài phút tham khảo bài viết sau đây.
Internal link (liên kết nội bộ) là một loại siêu liên kết từ một trang này đến một trang khác trên cùng một trang web. Internal Link được hiểu là liên kết nội bộ bên trong của Website. Nó thường được ứng dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết. Hệ thống liên kết này góp phần giúp trang web cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên trang tìm kiếm. Ngay cả điều hướng về trang web, thanh menu cũng tính là liên kết nội bộ. Như vậy, Internal Link tập trung chủ yếu vào kết nối nội dung trong web.
Đây là những gì Google nói:
Google phải liên tục tìm kiếm các trang mới và thêm chúng vào danh sách các trang đã biết. Một số trang được biết vì Google đã thu thập dữ liệu chúng trước đó. Các trang khác được phát hiện khi Google theo một liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới.
Từ thông tin về Internal Link được chia sẻ ở phần trên, hẳn bạn đã hiểu được phần nào lý do chúng ta cần tạo link nội bộ cho Website. Hơn nữa, dạng link này không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Dưới đây là những lý do vì sao Website nhất định phải có liên kết nội bộ.
Lý do Website cần Internal Link |
Chi tiết |
Ảnh hưởng thứ hạng của SEO |
|
Thay đổi tỷ lệ chuyển đổi |
|
Thúc đẩy hành động khách hàng |
|
Thực tế Internal Link và External Link liên kết ngoài đều đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu Onpage, nâng hạng web. Tuy nhiên mỗi loại lại có những đặc điểm khác biệt, cụ thể:
Internal link |
External link |
|
|
Để thuận lợi trong việc lên kế hoạch SEO Link, bạn cần nắm rõ các loại liên kết nội bộ phổ biến. Dựa vào đặc điểm của link, người ta chia làm 2 loại chính, bao gồm: Link điều hướng và theo ngữ cảnh.
Loại liên kết bên trong trang này tạo nên Website có cấu trúc điều hướng chính. Nó được triển khai trên toàn web ở tất cả các trang con. Mục đích nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm những gì họ muốn. Với các doanh nghiệp, họ luôn muốn khách hàng khi truy cập vào web sẽ nhìn thấy thông tin cần thiết ngay ở menu chính của trang. Hoặc đôi khi xuất hiện ở chân web, thanh bên. Những nội dung này càng đơn giản càng tốt cho trải nghiệm khách hàng.
Chính vì thế, bạn cần tối ưu hết sức có thể. Không nên dàn trải thông tin mà chỉ chọn lọc những gì bao quát nhất. Như vậy, người dùng sẽ được điều hướng đến với những nội dung phù hợp.
Contextual Internal Link – liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Dạng Internal Linking này thường xuất hiện trong nội dung chính của trang. Đa phần các liên kết trong văn bản thường trỏ đến trang có liên quan nhất. Bạn có thể tô đậm để thu hút người dùng click vào.
Chỉ cần nhấp vào link liên kết, bạn sẽ được chuyển ngay đến trang mong muốn. Nếu kết hợp cả Contextual Internal Link và Navigational Internal Link giúp chiến lược liên kết nội bộ của bạn đạt được hiệu quả tối ưu.
Liên kết Footer là một loại liên kết điều hướng. Chúng xuất hiện trên mọi trang trong trang web của bạn, nhưng ở cuối trang thay vì trên cùng.
Các liên kết này phải trỏ đến các trang khác trên trang web của bạn mà người dùng có thể muốn truy cập. Một số liên kết chân trang phổ biến là trang liên hệ với chúng tôi, giới thiệu về chúng tôi, Câu hỏi thường gặp và các trang tham khảo khác.
Sidebar Link là một loại liên kết điều hướng khác mà một số trang web sử dụng để hướng người dùng đến nội dung có liên quan. Nhiều trang web tin tức hoặc công thức nấu ăn có các loại liên kết này để khuyến khích khách truy cập điều hướng đến một trang có liên quan trên cùng một trang web.
Việc triển khai Internal Link song song với SEO web là vô cùng cần thiết. Được biệt cách đi link nội bộ không quá khó. Dưới đây là 6 bước xây dựng Internal Linking cho Website đơn giản. Tin chắc qua đó bạn sẽ biết được mình cần làm gì trước tiên.
Trước khi đi bất kỳ liên kết nội bộ nào bạn cũng cần xác định chủ đề cần thiết. Từ đó sẽ nắm được từ khóa phù hợp và lên kế hoạch sản xuất content hỗ trợ. Các trang sẽ nhắm đến mục tiêu rộng, có mức độ tìm kiếm cao.
Cụm chủ đề có thể xác định từ trang web trung tâm hoặc bất kỳ trang nào có liên quan. Đó dễ dàng sẽ tạo nội dung hỗ trợ cho chủ đề có chiều sâu hơn.
Dù trang liên kết là loại nào đi chăng nữa, khi áp dụng cách đi link nội bộ bạn cũng cần điều hướng quay lại trang chính. Nó thể hiện tính kết nối, vai trò của nội dung trọng tâm.
Anchor Text là những từ, cụm từ có chứa link liên kết. Việc lựa chọn cần phải chính xác, không thể từ khóa một nơi, link nội bộ, mở rộng mộng nẻo. Bạn có thể chọn Anchor Text theo các đặc điểm sau:
- Anchor Text luôn có sự đa dạng. Không nên chỉ chèn liên kết bằng một từ khóa cố định sẽ dễ rơi vào spam.
- Tốt nhất hãy dùng biến thể dài hơn từ khóa chính làm Anchor Text. Nhớ giúp trang web tăng thứ hạng cho cụm từ khóa và trang mục tiêu.
- Liên kết nội bộ tốt nhất sẽ liên quan đến nội dung được chia sẻ. Vì vậy cần cân nhắc thật kỹ.
Xác định đúng quyền hạn được phân cấp trên trang web, bạn sẽ biết cụ thể mình được làm những gì. Trang có thẩm quyền cao được thường được trỏ liên kết từ nguồn bên ngoài.
Để bắt đầu xây dựng chiến thuật tạo ra Internal Link, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích Backlink của SEMrush để tổng hợp, phân tích.
Thông qua trang web được đánh giá cao nhất, giá trị xuất sắc bạn dễ dàng tạo kết nối nội bộ. Như vậy thứ hạng Website từ đó cũng được cải thiện, hạn chế những nội dung không liên quan, web nhảm
Trường hợp liên kết trong Website của bạn ít, hãy dành thời gian tối ưu nội dung thay thế. Bạn có thể tham khảo các trang web có thẩm quyền.
Ban đầu, bạn hãy tìm kiếm một vài từ khóa liên quan trên Google để đến những trang kết nối đến web của bạn. Cách này giúp tăng cường link nội bộ.
Qua đây bạn có thể thấy cách tạo link liên kết trong web không khó. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, bạn cần tiến hành theo các nguyên tắc:
- Đặt liên kết nội bộ ở các page có nhiều Backlink chất lượng trỏ về.
- Quy định số lượng liên kết nội bộ và trỏ tới trang chủ cụ thể, không được quá lạm dụng. Như vậy sẽ giúp Website có những chỉ số PR đồng đều, thống nhất giữa các trang.
- Đặt link phù hợp mục tiêu người dùng: Hãy cẩn trọng đặt Internal Link đúng vị trí, mục đích để tạo cấu trúc thông minh tạo sự tín nhiệm không quên.
- Linh hoạt anchor text, đừng sử dụng những anchor text giống nhau.
Bên cạnh đó bạn nên nắm rõ những trang nào nên kết nối hoặc không. Cụ thể được chia sẻ ngay dưới bảng sau:
Những trang bạn nên link đến |
Trang không nên link đến |
|
|
Video tham khảo: Internal Links for SEO
Có khá nhiều những mô hình SEO liên kết nội bộ hiện đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên dưới đây là một số mô hình giúp tối ưu SEO đạt hiệu quả cao nhất:
Mô hình kim tự tháp phát huy tác dụng cao khi bạn tìm được trang đích cần SEO để tăng thứ hạng. Cụ thể, mô hình này sẽ tập trung trọng tâm từ những đường link của các bài viết, trang con trỏ về chuyên mục cụ thể. Tiếp đó trỏ từ nội dung của chuyên mục đến trang chủ hoặc ngược lại. Mô hình kim tự tháp sẽ giúp trang cần SEO trở thành trang được ưu tiên số một trên domain và được Google đánh giá cao hơn những trang còn lại.
Để SEO các từ khóa khác nhau trên một trang web duy nhất thì mô hình link wheel là giải pháp vô cùng hữu hiệu. Với mô hình kim tự tháp, việc điều hướng và tìm kiếm thường sẽ chỉ xoay quanh một đích duy nhất. Tuy nhiên mô hình link wheel lại có sự phân chia đều trên các trang con của website. Cách SEO từ khóa này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
Mặc dù vậy, Google lại không đánh giá cao mô hình liên kết nội bộ dạng bánh xe bởi các thuật toán của Google không thể tìm được trang đích. Vì vậy bạn nên cân nhắc nhu cầu SEO từ khóa của mình để áp dụng mô hình internal link thực sự phù hợp.
Mô hình Silo là được hiểu là cấu trúc trang web chuyên sâu trong đó nội dung website sẽ được phân chia thành những mục (category) khác nhau. Trong cấu trúc Silo, các nhóm sẽ được xếp hạng thứ bậc tùy vào topic và subtopic. Những nội dung có liên quan với nhau sẽ được gộp thành một nhóm.
Rõ ràng bạn có thể nhận thấy cách tạo link liên kết trong web không khó. Tuy nhiên để phát huy tối đa chiến lược tối ưu SEO, bạn cần nắm rõ Website của mình hiện có những liên kết nội bộ nào.
Đầu tiên, bạn chỉ cần đi đến Site Audit -> Nhập Domain vào. Thông qua tool này, những báo cáo về hiện trạng trang sẽ hiển thị rõ ràng với đầy đủ thông tin như:
- Độ sâu dữ liệu của trang.
- Các link nội bộ hiện có.
- Phân bố link nội bộ.
- Các vấn đề liên quan tới liên kết nội bộ.
- Những trang vượt qua chỉ số Link Rank nội bộ.
Bạn có thể kiểm tra các link nội bộ bằng cách truy cập vào website Screaming Frog và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vào trang https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/ và tiến hành download, cài đặt công cụ Screaming Frog trên thiết bị.
Bước 2: Sao chép đường link của trang web cần được kiểm tra liên kết nội bộ. Tiếp đó bạn mở Screaming Frog lên và dán đường link đó vào thanh tìm kiếm. Nhấn nút Start để phần mềm bắt đầu quét các đường link nội bộ. Bạn sẽ nhận được kết quả kiểm tra internal link của website sau vài phút.
Bước 3: Lúc này phần mềm sẽ cung cấp đầy đủ các liên kết nội bộ có trong website được kiểm tra. Để kiểm tra liên kết nội bộ của một bài viết cụ thể trong danh sách được cung cấp, bạn click vào đường link của bài viết đó và nhấn nút Inlinks. Khi đó phần mềm sẽ hiển thị các bài viết đã gắn anchor text và internal link cho bài viết được kiểm tra.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả, bạn có thể nhấn nút Export để lưu danh sách liên kết nội bộ tìm được về máy.
Bước 1: Truy cập website Ahrefs và tiến hành đăng nhập.
Bước 2: Tại thanh tìm kiếm của Ahrefs, bạn dán đường link trang web cần được kiểm tra liên kết nội bộ vào. Tiếp đó click vào mục Internal backlinks ở danh sách bên trái. Lúc này màn hình sẽ hiển thị thông tin về các liên kết nội bộ của website. Tại cột Anchor and backlink, bạn sẽ tìm thấy các anchor text và những internal link đã sử dụng cho bài viết trong website.
Bước 3: Cuối cùng bạn có thể click vào nút Export để xuất các thông tin trên ra file Excel.
Báo cáo này giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về cấu trúc liên kết nội bộ của Website. Từ đó, bạn có thể lập kế hoạch, chiến lược phát triển tối ưu nhất cho web của mình (Tham khảo: cách xây dựng cấu trúc Silo). Ngoài ra, bảng báo cáo từ công cụ kiểm tra trên còn chỉ ra những vấn đề thường gặp với Internal Link.
Những vấn đề thường gặp |
Chi tiết |
Liên kết hỏng |
|
Liên kết không thu thập thông tin |
|
Quá nhiều Internal Link cùng tồn tại |
|
Thuộc tính Nofollow trong link nội bộ |
|
Page Crawl Depth vượt quá 3 click |
|
Có quá ít Internal Link |
|
Chuyển hướng hoàn toàn |
|