Search Intent là yếu tố không thể phớt lờ trong chiến lược SEO của bất kỳ trang web nào. Việc hiểu rõ và tối ưu hóa Search Intent là chìa khóa để thu hút lưu lượng truy cập và tăng cơ hội chuyển đổi. Vậy Search Intent là gì? Có những loại Search Intent nào? Làm sao để tối ưu hóa chúng hiệu quả trong SEO? Khám phá ngay cùng GYB để có những thông tin chi tiết nhất.
Định nghĩa về Search Intent
Search Intent còn được gọi là ý định tìm kiếm, đề cập đến mục đích hoặc câu hỏi mà người dùng muốn giải quyết khi họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google. Mỗi người sẽ có mục đích cụ thể khi thực hiện tìm kiếm trên Internet. Nếu một website có thể cung cấp thông tin hoặc giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ thì trang web đó có thể đạt được vị thế cao trên các kết quả tìm kiếm.
Vì sao Search Intent đóng vai trò quan trọng trong SEO?
Search Intent đóng vai trò then chốt trong SEO vì Google luôn cố gắng cung cấp kết quả chính xác nhất cho người dùng. Do đó, việc hiểu rõ ý định tìm kiếm của họ trở nên vô cùng quan trọng.
Ví dụ, khi tìm kiếm “công thức nấu làm thịt kho tàu”, người dùng muốn biết về công thức nấu trong thời gian ngắn và chính xác nhất. Google nhận diện được điều này và ưu tiên kết quả phù hợp. Mặc dù các yếu tố khác như Backlink hay Onpage vẫn quan trọng, nhưng nếu không đáp ứng được Search Intent có thể khiến trang web bị tụt hạng.
Tìm hiểu về 4 loại Search Intent cơ bản hiện nay
Information Intent
Information Intent là loại từ khóa được sử dụng để tìm kiếm thông tin về một chủ đề cụ thể. Đây là cách mà Google hoạt động, nhằm giải đáp các câu hỏi của người dùng.
Nếu bạn vẫn còn tò mò về chủ đề Search Intent sau khi đọc bài viết này, bạn có thể thử tìm kiếm các cụm từ cụ thể hơn như “Search Intent trong SEO”, “tài liệu về Search Intent”, “cách tối ưu Search Intent”,… để khám phá thêm thông tin.
Khi người tìm kiếm sử dụng những từ khóa như vậy, trang web cần cung cấp nội dung hữu ích và chi tiết để thu hút người đọc. Website cần giữ được cấu trúc tinh gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề để người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn, tránh tỷ lệ thoát trang. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dẫn chứng cụ thể, số liệu, hình ảnh infographic đẹp mắt, video,… để giữ chân họ ở lại trên site lâu hơn.
Đối với Google Ads, hiểu rõ Search Intent cũng quan trọng để tạo ra những chiến lược quảng cáo hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải cho đối tượng mục tiêu thấy được những thông tin cần thiết về dịch vụ/ sản phẩm.
Chẳng hạn, nếu bạn cung cấp dịch vụ SEO, hãy đưa ra những lợi ích, tính hiệu quả và điểm mạnh của bạn. Điều này giúp người dùng xem xét lựa chọn giữa dịch vụ của bạn và những đối thủ cạnh tranh.
Navigational Intent là khi người dùng sử dụng từ khóa để tìm kiếm một trang web cụ thể. Thường thì họ đã biết tên công ty hoặc thương hiệu và sử dụng từ khóa đó để tìm kiếm trực tiếp trang web hoặc sản phẩm liên quan. Đặc điểm nhận biết của loại từ khóa này là việc kết hợp “tên thương hiệu” với từ khóa tìm kiếm, ví dụ như “Dịch vụ SEO + GYB”.
Đối với những người làm SEO có kinh nghiệm, việc áp dụng từ khóa có Search Intent như vậy không quá mới mẻ. Cách đơn giản nhất là tối ưu hóa thẻ meta của trang chủ hoặc trang sản phẩm để người dùng có thể dễ dàng tìm thấy trang cần tìm. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các kỹ thuật SEO khác như cấu trúc trang web, liên kết nội bộ và lập kế hoạch nội dung.
Commercial Intent
Commercial Intent là khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là dạng từ khóa cho thấy họ đã có ý định chi tiền và đang tìm kiếm thông tin để quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
Để tận dụng Commercial Intent trong SEO, các doanh nghiệp có thể tạo ra các bài viết đánh giá chi tiết hoặc những nội dung cung cấp thông tin như demo sản phẩm, case study. Doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc liệt kê các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn cần thêm các yếu tố “phi lý tính” như cảm xúc hoặc thay đổi trong cuộc sống hàng ngày mà sản phẩm có thể mang lại.
Trong Google Ads, bạn có thể áp dụng nguyên tắc này vào các mẫu quảng cáo ở tiêu đề hoặc phần mô tả. Sử dụng nhiều Landing Page với nội dung được tối ưu hóa cho từng mục đích cụ thể cũng là một lựa chọn cần xem xét.
Ví dụ, ngoài trang web mô tả các thông tin cơ bản về dịch vụ SEO, bạn cũng có thể tạo ra các Landing Page với nội dung tập trung vào một chủ đề cụ thể như “dịch vụ SEO từ khóa”, “dịch vụ SEO xử lý kết quả xấu”,…
Transactional Intent
Transactional Intent là khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến việc mua hàng hoặc thực hiện giao dịch. Thường thì họ quan tâm đến giá cả hoặc tính tiện lợi. Các từ khóa phổ biến cho loại này thường kèm theo “giá”, “bán”, “mua’ để tìm kiếm các ưu đãi hay giá tốt nhất.
Nếu giá cả là một vấn đề mà người dùng quan tâm, việc tập trung vào các lợi ích kinh tế sẽ giúp thu hút họ một cách tốt nhất. Điều này là một chiến lược cơ bản mà các Marketer thường áp dụng để tăng cơ hội chuyển đổi.
Cả SEO và Google Ads đều chỉ đưa người dùng đến trang web hoặc trang landing page của bạn. Tuy nhiên, để chuyển đổi cơ hội thành doanh thu thực tế, nội dung trên trang cũng đóng vai trò quan trọng.
Việc chèn các đánh giá, xếp hạng hoặc các case study thực tế có thể giúp tăng cơ hội chuyển đổi. Bạn hãy xem xét lại chiến lược từ việc thu hút người dùng đến việc tạo ra nội dung chốt hạ trên trang web của mình.
Tham khảo 9 loại Search Intent phân loại dựa trên mục đích tìm kiếm
Research Intent
Đây là loại ý định phổ biến nhất trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khi người dùng tìm kiếm, họ thường nhận được các kết quả từ các trang cung cấp thông tin, học tập và nghiên cứu như Wikipedia, blog và diễn đàn theo chủ đề. Mục tiêu của những website này là cung cấp thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi của người dùng và giúp họ hiểu sâu hơn về chủ đề đó.
Answer Intent
Mặc dù mục đích chung của việc tìm kiếm là để có thông tin, nhưng không phải lúc nào người dùng cũng muốn thực hiện nghiên cứu chi tiết. Đôi khi, họ chỉ đơn giản muốn tìm hiểu về các khái niệm cơ bản và mong đợi nhận được câu trả lời ngay lập tức mà không cần phải truy cập vào một trang web nào.
Với những truy vấn như vậy, Google thường cung cấp câu trả lời trực tiếp thông qua các hộp định nghĩa, hộp trả lời hoặc bảng tỉ số thể thao,… Do đó, các trang web hiển thị kết quả cho những truy vấn này thường gặp tỷ lệ click (CTR) thấp.
Local Intent
Đối với những tìm kiếm liên quan đến vị trí địa lý, kết quả thường là các local pack (nhóm kết quả địa phương) với các điểm đánh dấu địa lý. Bản đồ thường xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm và có thể được hiển thị trong bảng tri thức khi có người tìm kiếm về địa điểm.
Transactional Intent
Thường các tìm kiếm sẽ bao gồm tên dịch vụ/ sản phẩm cùng với các từ khóa như mua, khuyến mãi, đặt, giá, ở đâu,… Transactional Intent là dạng intent có tỷ lệ chuyển đổi cao. Một số Keyword Intent dạng này như mua macbook air m1, vé máy bay từ tphcm đi hà nội, samsung galaxy note 10, mua hosting ở đâu,…
Video Intent
Ngoài hình ảnh, video cũng là một công cụ truyền thông phổ biến và phát triển trong thời gian gần đây. Khi xác định được ý định từ người dùng, các video thường được đề xuất thông qua kết quả nổi bật kèm theo hình ảnh thumbnail và trích đoạn. Khác với Intent cho hình ảnh, các video này thường có mô tả chi tiết và có thể được phân loại riêng.
Visual Intent
Visual Intent có thể được nhận biết dựa trên các kết quả trả về là các hình ảnh xuất hiện trong TOP 10 hoặc những trang hình ảnh, ví dụ như Pinterest. Điều này thường xảy ra khi người dùng muốn tìm kiếm thông tin một cách trực quan hơn. Thay vì chỉ đọc văn bản, họ muốn thấy hình ảnh hoặc đồ họa minh họa cho nội dung mà họ quan tâm.
Fresh Intent
News Intent hoặc Fresh Intent nhận biết dựa trên những kết quả trả về là các tin tức hiển thị trong Story box, trang tin tức, các mục xem nhiều trong ngày, tuần, tháng hoặc các liên kết trên Twitter/Facebook,… Điều này cho thấy rằng người dùng đang tìm kiếm thông tin mới nhất, tin tức nóng hổi hoặc các sự kiện gần đây liên quan đến truy vấn của họ.
Branded Intent
Branded Intent đại diện cho ý định tìm kiếm về các thương hiệu cụ thể. Trong đó, kết quả trả về thường là trang web của các thương hiệu nổi tiếng hoặc liên kết đến các sản phẩm của họ trên các trang thương mại điện tử. Đối với những thương hiệu lớn, thường sẽ hiển thị một phần trích dẫn về tiểu sử hoặc thông tin cơ bản về thương hiệu đó, thường được đặt bên trái của kết quả tìm kiếm.
Split Intent
Split Intent có thể được xem như là một hỗn hợp các ý định, có sự kết hợp đa dạng của các Intent trước đó. Loại Intent này thường xuất hiện khi các truy vấn không rõ ràng về ý định của người dùng. Các kết quả trả về có thể bao gồm News Intent, Visual Intent, Video Intent và các loại Intent khác.
Cách tối ưu Search Intent hiệu quả cho SEO
Sử dụng từ khóa để nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng
Một cách đơn giản là xác định từ khóa chính cho nội dung phản ánh ý định tìm kiếm của người dùng. Có 4 loại Intent phổ biến giúp bạn làm điều này, đó là thông tin, thương mại, điều hướng và giao dịch.
Ví dụ, từ khóa “mua bàn để laptop” là loại thương mại. Trong khi từ khóa “dùng bàn laptop chống đau lưng” lại là loại tìm kiếm thông tin. Để xác định đúng loại Intent, bạn cần kiểm tra các trang đã được xếp hạng để tìm ra điểm tương đồng giữa chúng.
Ví dụ khác, từ khóa “kiểm tra backlink” thường sẽ đưa ra kết quả xoay quanh các công cụ kiểm tra backlink thay vì nội dung về cách hoạt động của backlink. Vì vậy, bạn cần phải xác định từ khóa dựa trên Search Intent để đạt được thứ hạng tốt nhất.
Gia tăng trải nghiệm của người dùng trên trang web
Google luôn cố gắng cung cấp những câu trả lời chính xác nhất cho các tìm kiếm của người dùng. Công cụ tìm kiếm này không muốn người dùng phải dành thời gian truy cập một trang web rồi quay lại trang truy vấn để thử các trang khác, hiện tượng này được gọi là “pogosticking”.
Dưới đây là một số mẹo tối ưu trải nghiệm người dùng dành cho các webmaster:
- Giảm lượng popup : Google đánh giá cao các trang web có ít popup hơn vì họ không thích popup và khách truy cập cũng vậy.
- Sử dụng tiêu đề phụ : Bổ sung các tiêu đề phụ trong bài viết giúp nội dung trở nên mạch lạc hơn. Người đọc cũng tìm thấy câu trả lời nhanh chóng hơn.
- Sử dụng phông chữ lớn (14+) : Phông chữ lớn giúp nội dung trở nên rõ ràng và dễ đọc hơn.
- Kết hợp video và hình ảnh : Sử dụng video, hình ảnh mang đến nội dung thu hút và hấp dẫn, đồng thời truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn.
- Sử dụng Google Analytics : Google Analytics là công cụ không thể thiếu đối với mọi SEOer trong việc quản lý và phát triển website.
Cải thiện, mở rộng nội dung hiện có trên trang web
Mặc dù có nhiều bài viết chất lượng, tối ưu Onpage tốt cùng với lượng backlink lớn nhưng vẫn không đạt được thứ hạng cao. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, có thể bạn đang mắc phải lỗi trong việc chưa xác định rõ Search Intent.
Giải pháp trong tình huống này là kiểm tra lại ý định tìm kiếm của người dùng. Ví dụ, với từ khóa “kiểm tra backlink”, thường thì các kết quả hàng đầu đều là các công cụ kiểm tra backlink. Nếu bạn viết một nội dung chia sẻ thông tin hoặc kiến thức về backlink, thì rõ ràng là nó sẽ không thể cạnh tranh với các kết quả liên quan đến công cụ.
Tối ưu hóa các trang Ecommerce
Với sự tiến bộ của thương mại điện tử, ý định tìm kiếm của người dùng đang trải qua sự thay đổi. Không chỉ là việc tìm kiếm thông tin nữa, mà còn liên quan đến giao dịch, trao đổi và mua bán sản phẩm.
Ví dụ, khi nhập từ khóa “tai nghe airpods pro”, kết quả sẽ hiển thị các trang thương mại điện tử. Trong những kết quả này sẽ bao gồm thông tin về sản phẩm cùng với các chi tiết về giao dịch và đánh giá sản phẩm. Vì vậy, nếu bạn muốn đạt được thứ hạng cao cho những từ khóa như vậy, hãy tạo ra một trang được tối ưu cho Search Intent với các giao dịch và thông tin mua bán sản phẩm.
Điều hướng truy vấn của người dùng
Điều hướng là những truy vấn mà người dùng đã có ý định cụ thể khi tìm kiếm một trang web. Ví dụ, từ khóa “google search console” đạt vị trí cao nhưng có thể dẫn đến lượt nhấp ít. Bởi người dùng đã chỉ định trang mà họ muốn truy cập là Google Search Console và họ không muốn truy cập vào trang từ bên thứ ba. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể triển khai được dạng bài này và điều hướng về nội dung mà người dùng đang tìm kiếm.
Ngoài ra, các từ khóa có nhiều ý định cũng cần được quan tâm. Ví dụ, từ khóa “SEO Audit” có thể có hai mục đích khác nhau là tìm kiếm phần mềm hoặc tìm kiếm phương pháp. Bạn chỉ nên chọn 1 trong 2 để đảm bảo nội dung đúng với Search Intent.
Bí quyết tối ưu Search Intent nâng cao
Đây là những phương pháp mang đến hiệu quả cho việc nghiên cứu, phân tích và áp dụng Search Intent. Ví dụ, với từ khóa “tai nghe chống tiếng ồn”, người dùng có mục đích giao dịch (mua tai nghe), nhưng quyết định mua hàng chưa chắc đã là mục tiêu cuối cùng.
Kết quả tìm kiếm cho thấy họ muốn xem thông tin, lựa chọn trước khi quyết định. Điều này làm cho các trang xếp hạng đa dạng hơn, bao gồm cả trang giao dịch và các trang cung cấp thông tin sản phẩm.
Để cải thiện và tối ưu hóa Search Intent, bạn cần hiểu rõ mục đích của khách hàng khi tìm kiếm. Hãy xem xét nhu cầu của họ, cung cấp thông tin cần thiết và trình bày nội dung rõ ràng để có cơ hội xuất hiện trong đoạn trích nổi bật (Featured Snippets).
Ví dụ chi tiết về Search Intent có thể tham khảo
Sau đây là một số ví dụ về Search Intent dành cho bạn tham khảo, cụ thể:
TỪ KHÓA |
LOẠI INTENT |
MỤC ĐÍCH NGƯỜI DÙNG |
cách nấu phở bò |
Split Intent |
Tìm kiếm hướng dẫn nấu món phở bò với công thức chi tiết, dễ thực hiện. |
quán cafe đẹp ở quận 1 |
Local Intent |
Tìm kiếm quán cafe đẹp ở quận 1 để đi tán gẫu, làm việc. Họ thường muốn xem các hình ảnh cụ thể, đánh giá, địa chỉ,… |
mua laptop giá rẻ |
Transactional Intent |
Tìm kiếm các dòng laptop giá rẻ, phù hợp nhu cầu của người dùng. |
Tối ưu Search Intent chuẩn qua dịch vụ SEO tại GYB
GYB là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực SEO. GYB cam kết mang lại các giải pháp tối ưu và hiệu quả cho việc tăng cường sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về thuật toán của các công cụ tìm kiếm, chúng tôi tự hào cung cấp các dịch vụ SEO chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
GYB là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc áp dụng phương pháp SEO Topical Authority (STA). Từ đó, thứ hạng từ khóa của trang web được củng cố mạnh mẽ và duy trì ổn định trên công cụ tìm kiếm hàng đầu như Google. STA mang lại những ưu điểm rõ rệt như:
- Hình ảnh doanh nghiệp được xây dựng chuyên nghiệp.
- Chuẩn hoá backlink từ nguồn uy tín về Website.
- Nội dung bao phủ dựa theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng, chuẩn Search Intent.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Tối ưu nội dung theo ngữ cảnh nhằm đẩy mạnh thứ hạng.
- Đảm bảo nội dung mới và chất lượng.
Với những lợi thế trên, chắc hẳn GYB sẽ làm bạn hài lòng với dịch vụ SEO của chúng tôi, đặc biệt là tối ưu Search Intent đúng, chuẩn, gia tăng thứ hạng và Organic Traffic hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai dịch vụ SEO nhưng nguồn lực có hạn về nhân sự, hãy liên hệ ngay với GYB để được tư vấn chiến lược SEO phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Gọi ngay hotline tư vấn SEO tại GYB: 0986 270 721 .
Câu hỏi thường gặp về Search Intent
Thế nào là Keyword Intent?
Keyword Intent là các từ khóa mà người dùng nhập vào trong các truy vấn tìm kiếm của họ.
Có giải pháp nào khi không xác định được intent của từ khóa không?
Ý định tìm kiếm luôn phức tạp và đa dạng. Việc quan sát và phân tích SERP (kết quả từ trang tìm kiếm) là cần thiết để có thể xác định Keyword Intent. Điều này giúp hiểu được mong muốn của người dùng và điều chỉnh nội dung bài viết phù hợp nhất.
Cách để nhận biết Search Intent thay đổi là gì?
Khi ý định tìm kiếm thay đổi sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến nội dung trang web của bạn. Bạn nhận biết vấn đề này qua các biểu hiện tiêu cực như giảm thứ hạng từ khóa và tỷ lệ chuyển đổi giảm.
8.4 Cách xác định Split Intent, bạn đã biết hay chưa?
Bạn có thể dựa vào kết quả từ SERPs để nhận diện Split Intent. Nếu kết quả cho từ khóa hiển thị các thành phần sau đây, đó có thể là Split Content:
- Kết quả tin tức.
- Video hoặc đề xuất Video, hình ảnh trong phần điều hướng.
- Nguồn từ Wikipedia hoặc hộp biểu đồ kiến thức.
- Hiển thị ý định tìm kiếm địa điểm trong 20 kết quả hàng đầu.
8.5 Các xử lý Split Intent hiệu quả là gì?
Trên trang đầu của SERPs, ý định tìm kiếm thường được hiển thị rõ ràng. Từ đó bạn có thể phát triển Keyword Intent. Để giải quyết Split Intent, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý định của người dùng. Điều này yêu cầu bạn thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định Search Intent cụ thể.
Tóm lại, Search Intent không chỉ là việc hiểu ý định tìm kiếm của người dùng mà còn là chìa khóa để tối ưu hóa hiệu quả trang web của bạn trong SEO. Bằng cách phân tích và đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng thông qua Search Intent, bạn có thể cung cấp nội dung hấp dẫn và giải pháp phù hợp. Từ đó nâng cao vị trí của trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. Theo dõi GYB để đón đọc những thông tin hữu ích về SEO, Marketing ngay hôm nay!
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết sau:
- Allintitle là gì? Bí quyết phân tích từ khóa SEO bằng Allintitle hiệu quả
-
Heading là gì? Bật mí cách tối ưu Heading chuẩn SEO, hút click