Google Trends là gì? 7 cách ứng dụng Google Trends vào SEO

Hoàng Nghĩa
|

2:10 17/02/2023

GG Trend là một công cụ vô cùng hữu ích, đặc biệt đối với những ai đang theo đuổi lĩnh vực marketing nói chung, bao gồm cả SEO. Từ vị trí nhân viên, trưởng phòng, cho đến giám đốc marketing nếu có khả năng ứng dụng và hiểu rõ về Google Trends sẽ góp phần tăng độ thành công của các chiến lược quảng cáo, cũng như tiếp cận người dùng. Còn bạn, bạn đã biết Google Trends là gì chưa? Cùng GYB tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Google Trends là gì? 

Google Trends hay còn gọi là Google Xu hướng, là một công cụ cho phép bạn xem qua các dữ liệu thống kê từ Google về số lần mà người dùng tìm kiếm về một keyword hay chủ đề nào đó trong khoảng thời gian mà bạn thiết lập. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được tần suất tìm kiếm của các câu hỏi bằng công cụ này, ví dụ như ở Mỹ bây giờ là mấy giờ?

google trends

Về cách thức hoạt động, bạn có thể tưởng tượng mỗi lần bạn tìm kiếm trên Google, dữ liệu tìm kiếm của bạn sẽ được nhập vào một bảng Excel bao gồm các cột: người dùng, từ khóa hay câu hỏi, chủ đề và thời điểm tìm kiếm. Kết quả cuối cùng mà Google Trends hiển thị cho bạn thấy là thống kê dạng biểu đồ đường theo thời gian về một (hoặc nhiều hơn) keyword từ tất cả những người dùng riêng lẻ.

Thông tin từ phía Google có độ chính xác cao, vì dữ liệu sẽ chỉ lấy lần search đầu tiên của bạn để thống kê. Có nghĩa là cho dù bạn có tìm kiếm “Thuỷ Tiên sao kê” 100 lần trong 1 ngày đi nữa, hệ thống vẫn sẽ tính là một lần duy nhất, để tránh tình hợp cá nhân hay tổ chức cố tình spam làm sai lệch quá trình đo lường.

Lợi ích khi sử dụng Google Trends 

Đến đây thì bạn đã biết Google Trends là gì và cách thức hoạt động của nó như thế nào. Dựa vào khả năng biết những từ khoá mà người dùng Internet đang tìm kiếm, GG Trend mang lại nhiều lợi ích cho quá trình triển khai dự án SEO tổng thể của bạn.

Nắm bắt thông tin giá trị tại ở thời điểm hiện tại

Không phải tự nhiên mà Google trở thành công cụ tìm kiếm số 1 trên toàn thế giới. Mỗi khi có thắc mắc hay cần tìm hiểu thông tin của một vấn đề bất kỳ  như chính trị, xã hội hay giải trí, học tập,…, việc làm đầu tiên của phần lớn người có thể truy cập vào mạng đó là search Google. Vậy nên biết được những thông tin nào đang có giá trị ở thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng và hữu ích đối người những làm marketing.

google trends

Phân tích các đối thủ trong ngành

Trong kinh doanh, tận dụng nguồn lực thôi là chưa đủ, bạn còn phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Cách sử dụng Google Trends nhằm phân tích điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ luôn được các chuyên gia marketing đánh giá cao. Nhờ đó, bạn có thể tạo nên lợi thế cho thương hiệu theo nhiều cách khác nhau, xây dựng hình ảnh in sâu trong tâm trí khách hàng hơn so với các đối thủ.

Xây dựng bộ từ khoá SEO hợp lý

Từ lợi ích trên, bạn có thể nhặt nhạnh các từ khoá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn, và triển khai hạng mục xây dựng bộ từ khoá cho hoạt động SEO sao cho hợp lý nhất. Tất nhiên GG Trend chỉ hỗ trợ phần nào, vì có những công cụ tối ưu hơn để thực hiện việc này như keywordtool, ahrefs,…

Gợi ý của GYB là sau khi dùng các công cụ trên tạo ra bộ từ khoá hoàn chỉnh, bạn hãy dùng Google Trends đánh giá mức độ quan tâm của người dùng trong khoảng thời gian gần đây. Mục đích đánh giá để sắp xếp sự ưu tiên triển khai nội dung, những keyword được quan tâm tại thời điểm hiện tại chắc chắn sẽ mang về lượng traffic khổng lồ cho website của bạn trong thời gian ngắn.

google trends

Thu nhỏ nhóm khách hàng nên quan tâm

Không chỉ xem được tần suất từ khoá, bạn còn có thể xác định vị trí nơi từ khoá đó được tìm kiếm, từ đó khoanh vùng các khu vực dành sự quan tâm nhiều nhất đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Xác định nhóm đối tượng khách trong một quy mô nhỏ hơn, cụ thể là theo địa phương, sẽ giúp bạn tiết kiệm nguồn chi phí và hoạch định những chiến lược phù hợp cho quá trình hoạt động kinh doanh của bạn.

Đánh giá hiệu quả công việc

Kết thúc mỗi chiến dịch hay sau mỗi tháng, quý, năm, xem lại kết quả hoạt động vừa qua luôn luôn là điều bắt buộc, chỉ như vậy bạn mới có thể rút ra các điểm mạnh cần phát huy và các điểm yếu phải cải thiện. Dùng GG Trend cho bạn biết chính xác góc nhìn của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm của bạn, hay bạn có đang được khách hàng quan tâm không. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết để bạn đánh giá hiệu suất marketing trong suốt khoảng thời gian trước đó và hiện tại.

Cách sử dụng Google Trends đơn giản

Mặc dù Google Trends ra đời đã khá lâu nhưng nhiều bạn dường như vẫn chưa biết thao tác, thiết lập các lựa chọn kết quả và đánh giá bảng biểu. GYB sẽ giúp bạn tìm hiểu  hướng dẫn sử dụng Google Trends để không còn lấn cấn sau này nữa.

Sau khi truy cập vào https://trends.google.com/trends/?geo=VN, một trang chủ hiện lên với khung nhập từ khoá, bạn điền thông tin bạn muốn phân tích và nhấn enter.

google trends

Kết quả trả về sẽ dựa trên thiết lập mặc định bạn đầu của hệ thống. Để xem thông tin chi tiết hơn, bạn có điều chỉnh các mục sau:

  • Khu vực: gồm 3 quy mô theo độ lớn là trên toàn thế giới; một quốc gia hay (tiểu) vương quốc; một tỉnh thành của một nước hay một quốc gia của vương quốc.
  • Khoảng thời gian: mục này cho bạn lựa chọn khoảng thời gian của các kết quả phân tích sẽ hiển thị, từ quá khứ đến hiện tại hay hoàn toàn trong quá khứ. Độ chi tiết có thể lên tới từng phút khi bạn thiết lập khoảng thời gian trong ngày.
  • Chủ đề/Lĩnh vực: thiết lập này để hiển thị mức độ quan tâm từ người dùng internet về từ khoá chính liên quan đến một chủ đề/lĩnh vực cụ thể nào đó thông quá các từ khóa phụ được người dùng nhập kèm theo. (Ví dụ như từ khoá “Mỹ Tâm” trong lĩnh vực Nghệ thuật & Giải trí sẽ có mức độ quan tâm cao hơn so với từ khoá “Mỹ Tâm” trong lĩnh vực Thể thao.)

google trends

Đánh giá và phân tích từ khoá dựa trên 4 yếu tố sau:

  • Mức độ quan tâm theo thời gian: mức độ quan tâm được Google thể hiện theo tính tương đối giữa các thời điểm với giá trị từ 0 đến 100, tương đương việc được tìm kiếm ít nhất (0) và được tìm kiếm nhiều nhất (100).
  • Mức độ quan tâm theo vùng: bản đồ thể hiện số liệu tương đối về tỷ lệ tìm kiếm theo từng vùng nhỏ của một quốc gia (theo nước nếu như khu vực bạn chọn là Vương quốc). Nên nhớ kết quả này chỉ có giá trị khi so sánh các tỉnh thành trong cùng 1 khu vực, việc đánh giá mức độ quan tâm trong phạm vi 2 khu vực khác nhau, như giữa TP. Hồ Chí Minh và Bắc Kinh, là hoàn toàn vô nghĩa.
  • Chủ đề có liên quan và Cụm từ tìm kiếm có liên quan: thể hiện những chủ đề/từ khóa phổ biến nhất được người dùng tìm kiếm bên cạnh từ khoá ban đầu. (Ví dụ: người dùng tìm kiếm từ khoá Trấn Thành cũng tìm kiếm thông tin về các chủ đề như Ngân hàng Woori, Lazada Group,…hay những từ khóa như “trấn thành bị gỡ quảng cáo”,  “Phi Nhung sinh năm bao nhiêu”,…)

Ngoài việc xem kết quả trực tiếp trên Google Trends qua các bảng biểu, bạn còn có thể tải dữ liệu về máy dưới dạng file Excel để kết hợp sử dụng với các thông tin khác trong quá trình làm việc.

Bên cạnh chức năng Khám phá từ khóa trên, GG Trend có thêm 2 chức năng khác là

  • Tìm kiếm thịnh hành: top những từ khóa/chủ đề được quan tâm nhất mỗi ngày và trong 24 giờ vừa qua.
  • Xu hướng tìm kiếm nổi bật: top những thông tin được người dùng truy vấn theo từng chủ đề/lĩnh vực/hạng mục trong mỗi năm.

google trends

Tận dụng tốt 3 chức năng này sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch marketing tối ưu và xác định các bước đi cần thiết sắp tới một cách đúng đắn. Nếu bạn đã hiểu rõ Google Trends là gì nhưng vẫn chưa biết cách ứng dụng công cụ này sao cho hiệu quả, đặc biệt để SEO từ khóa hay SEO tổng thể, hãy thử 7 cách dùng đỉnh của chóp sau.

7 cách ứng dụng Google Trends cực hay cho SEOer

Xác định thời điểm phù hợp để xây dựng nội dung

Để minh hoạ cho cách ứng dụng đầu tiên thật dễ hiểu, GYB xin phép lấy một ví dụ cho từ khóa “top trường đại học”.

Đây chắc chắn là một từ khoá mà team marketing của một trường Đại học cần quan tâm. Như chúng ta đều biết,  khi có từ khoá thì sẽ bắt đầu triển khai nội dung và thực hiện tối ưu bài viết, thế nhưng không phải vào thời điểm nào trong năm cũng mang lại giá trị tốt nhất cho website.

Giờ hãy thử dùng Google Trends và phân tích từ khóa “top trường đại học” với bộ lọc khu vực tại Việt Nam. Kết quả cho thấy mức độ quan tâm của người dùng theo thời gian cao nhất vào giữa tháng 5 và tháng 7 (trước khi nhập học, cần thông tin ghi hồ sơ)

google trends

Từ đó có thể nhận định rằng vào tháng 5 và tháng 7 là thời điểm mà học sinh và các bậc phụ huynh đang ở bước đầu tìm hiểu về các trường Đại học. Trước đó vài tháng sẽ là thời gian hợp lý nhất để triển khai các bài viết về “top trường đại học” và tối ưu dần để rank top. 

Cách này sẽ mang đến lượt truy cập tối đa cho website. Tất nhiên, trước đó 2-3 tháng, bạn cũng nên bắt tay chuẩn bị cho “mùa cao điểm” sắp đến (xây dựng link building, tối ưu UX/UI,…). Ngược lại, nếu thực hiện vào đầu năm hay cuối năm sẽ không mang lại nhiều kết quả lắm, thay vào đó hãy tận dụng nguồn lực vào các công việc khác trong thời gian này.

Tương tự, bạn hãy dùng chức năng này cho các từ khoá khác để phân tích hành vi khách hàng và chọn ra khoảng thời gian phù cho việc triển khai từ khóa đó.

So sánh mức độ quan tâm của các từ khoá

Chẳng hạn bạn có 2 từ khoá với volume ngang nhau (iPhone 13 pro, iPhone 14) và cần viết một bài viết review chi tiết sản phẩm riêng lẻ. Nếu chỉ dựa vào lượng volume, bạn hoàn toàn không có cơ sở để biết nên triển khai từ khoá nào trước. So sánh 2 từ khoá đó trên Google Trends sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.

google trends

Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn phân tích đối thủ và đánh giá lại kết của chiến dịch vừa qua. Sau khi kết thúc một chiến dịch tăng độ nhận diện thương hiệu, bằng cách cạnh tranh trực tiếp với một đối thủ, hãy so sánh mức độ quan tâm dựa đến thương hiệu của bạn và đối thủ.

Ví dụ: Ai cũng biết Pepsi và Coca là 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau, họ liên tục ra các chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Bạn là người thích uống Pepsi hơn nên thường nghĩ Pepsi sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ người tiêu dùng. Tuy nhiên khi dùng Google Trends để kiểm tra thì mức độ quan tâm trong năm qua rõ ràng là Coca-Cola lại chiếm ưu thế hơn rất nhiều.

Xác định khách hàng mục tiêu

Một trong những cách giúp xác định nhóm khách hàng mục tiêu theo khu vực đó là sử dụng Google Trends. Cụ thể tại phần Mức độ quan tâm theo vùng sẽ cho bạn xác định khu vực mà người dùng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, cũng nên nhớ mỗi khu vực sẽ có cơ sở hạ tầng cũng như khả năng truy cập internet khác nhau.

Ví dụ: TP. Hồ Chí Minh và An Giang, rõ ràng mức độ quan tâm tại TP. Hồ Chí Minh sẽ luôn cao hơn tại An Giang, một phần vì cơ sở hạ tầng. Để kết quả so sánh có cơ sở và hợp lý hơn, hãy chỉ chọn ra những khu vực có cùng mức độ phát triển như TP. HCM và Hà Nội, Đà Nẵng,…tương tự với nhóm các khu vực còn lại.

Sau khi xác định được địa phương, bạn có thể triển khai hiệu quả các kế hoạch marketing như GG Ads, FB Ads, SEO mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

Tạo ra nội dung đang cần được thông tin/giải đáp

Để áp dụng cách này, bạn cần sử dụng đến chức năng Tìm kiếm thịnh hành trên Google Trends. Hãy xem qua những gì mà người dùng Internet đang quan tâm, nếu chủ đề đó có liên quan đến lĩnh vực hay sản phẩm/dịch vụ của bạn, hãy triển khai ngay các bài viết có giá trị đến người dùng vào lúc này. Cách này đặc biệt có ích với những trang báo cần cập nhật nội dung liên tục.

Nếu thực hiện hiệu quả trong thời gian dài, cái tên của bạn sẽ luôn xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin, biến họ nhóm khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

google trends

Đưa ra phương án giải quyết phù hợp khi sụt giảm traffic

Vào một ngày đẹp trời, bạn quyết định đánh giá lại hiệu quả SEO trong một năm vừa và rồi nhận thấy có những nhóm từ khóa tụt hạng thảm hại. Lúc này, đừng vội triển khai audit content, audit SEO hay gì cả, vì có thể sau khi thực hiện xong, kết quả không cải thiện mà còn làm mất thời gian, chi phí.

Tìm kiếm từ khoá chủ đề trên Google Trends, có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn không giữ vững được phong độ trên cuộc đua thứ hạng, bao gồm:

  • TH1: Biểu đồ có xu hướng giảm, có nghĩa là người theo dõi đã không còn hứng thú với chủ đề đó nữa.
  • TH2: Biểu đồ dao động đều qua các tháng, thể hiện chủ đề đó vẫn còn được quan tâm.

Nếu rơi vào TH2, bạn có thể tiến hành các công việc audit, vì người dùng vẫn còn quan tâm đến nhóm từ khoá đó, nhưng do website của bạn không còn cung cấp thông tin có giá trị đối với họ nên họ quyết định không truy cập vào nữa, kéo theo lượt traffic giảm.

Nếu rơi vào TH1, thì tốt nhất bạn nên tập trung tối ưu các nhóm từ khóa khác, vì lúc này, user đã không còn tìm kiếm các thông tin về chủ đề đó nữa nên việc cố gắng tối ưu chúng một lần nữa là vô ích.

Content chữ hay content video?

Đôi khi việc giảm traffic vẫn xảy dù cho khách hàng thật sự vẫn còn quan tâm đến vấn đề đó và content trên website của bạn đáp ứng tốt những gì mà họ mong muốn nhận được. Hãy điều chỉnh thiết lập kết quả sang Chức năng tìm kiếm bằng Youtube, rất có thể người dùng vẫn muốn biết thêm về chủ đề trên website bạn nhưng thông qua các video sinh động, thay vì là những bài viết chỉ toàn là chữ.

google trends

google trends

Hỗ trợ nghiên cứu từ khoá

Hỗ trợ nghiên cứu từ khoá cũng là một cách sử dụng Google Trends khá hay mà ít người dùng đến. Đầu tiên, bạn cần nhập một từ khoá chủ đề chính vào GG Trend, hệ thống sẽ trả về Chủ đề có liên quan và Cụm từ tìm kiếm có liên quan.

Dựa vào những từ khoá vừa được cung cấp thêm, bạn có thể dùng chúng để nghiên cứu lại trên Ahfefs, từ đó xây dựng một bộ từ khoá hoàn chỉnh, cung cấp tất tần tật mọi khía cạnh nội dung mà khách hàng đang thực sự quan tâm đến.

Sử dụng cụm từ khóa dài để truyền cảm hứng nội dung 

Những từ khóa ngắn và mang tính khái quát cao như “laptop”, “smartphone” sẽ rất khó để đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên bạn có thể gia tăng khả năng được xếp vị trí cao trên SERPs bằng cách tạo ra những từ khóa dài hơn.

Giả sử nếu đang cần viết bài liên quan đến chủ đề âm nhạc, bạn có thể đề cập đến sự kiện lớn về âm nhạc sắp diễn ra như giải Grammy. Khi đó, bạn có thể truy cập vào Google Trends để tìm kiếm các truy vấn được đặt ra nhiều nhất (top questions asked Google) liên quan đến giải Grammy.

Nếu muốn tìm hiểu thông tin chi tiết hơn, bạn có thể dùng công cụ lọc của Google Trends để khám phá các chủ đề liên quan. Tiếp đó, bạn có thể tham chiếu chéo các truy vấn đã tìm được với nhau để hiểu được bối cảnh cụ thể đối với từng truy vấn cũng như lý do tại sao khách hàng lại đặt câu hỏi như vậy.

google trends
Tìm kiếm và sử dụng các cụm từ khóa dài hơn trên Google Trends

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng Google Trends, bạn hãy kết hợp các từ khóa và công cụ lọc vị trí (Location). Như vậy bạn sẽ tìm ra các khu vực đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ cao và phát triển chiến lược SEO tốt hơn.

Cụ thể, nếu tìm  từ khóa “laptop” trên Google Trends, bạn sẽ thấy hầu như tất cả người dân Việt Nam đều cho thấy sự quan tâm đến keyword này. Tuy nhiên mức độ quan tâm sẽ thay đổi tùy từng địa phương. Trong đó các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… có mức độ quan tâm lớn nhất.

google trends
Sử dụng Google Trends để tìm hiểu về xu hướng tìm kiếm theo vị trí địa lý

Qua bài viết trên, dịch vụ seo tphcm GYB đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về Google Trends là gì, đồng thời hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Trends vào quá trình SEO sao cho hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng thành công công cụ hữu ích này cho chiến lược sắp tới nhé!