Để tăng thứ hạng từ khóa hay traffic cho website, nhiều người thường nghĩ đến những phương pháp như backlink, entity building,…Mặc dù các kỹ thuật này đều mang đến hiệu quả cao, song lại khó thực hiện và mất khá nhiều thời gian. Có một phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện nhưng vẫn mang lại kết quả tương tự, đó chính là ứng dụng LSI keywords ngay trong quá trình triển khai bài viết.
Key Points
- LSI Keyword là 1 dạng keyword có ngữ nghĩa tiềm ẩn, giúp cho Google hiểu rõ bài viết hơn khi chèn loại keyword này vào bài.
- Có đến 9 cách tìm LSI Keyword để chèn vào bài viết, và đa phần chúng miễn phí.
LSI là gì?
LSI, viết tắt cho cụm từ Latent Semantic Indexing (lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn), là thuật ngữ không mấy xa lạ với những ai theo đuổi ngành Khoa học máy tính hay Ngôn ngữ học. Hiểu đơn giản thì đây là kỹ thuật giúp đánh giá tầm quan trọng của các từ, cụm từ trong một văn bản, ngữ cảnh cụ thể.
Về khía cạnh SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), LSI keywords là những cụm từ tìm kiếm liên quan đến từ khóa chính (main keyword) mà bạn đang nhắm đến. Chúng giúp hỗ trợ làm rõ nội dung của bạn và cung cấp thêm nhiều ngữ cảnh (context) để giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung của bạn.
Công nghệ này ban đầu được cấp bằng sáng chế vào năm 1989 . Và được mô tả là “Một phương pháp để truy xuất các đối tượng dữ liệu văn bản.” Nói cách khác: sử dụng các từ và cụm từ có liên quan (“từ khóa LSI”) để phân loại tốt hơn chủ đề của trang.

Lấy ví dụ về một website với từ khoá “tằm”, khi chỉ dừng lại ở đây, bạn hay thậm chí là một bộ máy thông minh như Google, sẽ không thể nào hiểu được nội dung trên trang nói về chủ thế gì. Trừ khi có sự xuất hiện của các LSI keywords:
- “côn trùng”, “kích thước”, “tập tính”, “loài”, “chi”, “bộ”,…chắc chắn website này viết về con tằm.
- “se sợi”, “dệt lụa”, “nhả tơ”, “mềm mại”, “trang phục”, “giá trị kinh tế”,…hiển nhiên rằng nội dung trên trang là về sản phẩm lụa tơ tằm.
- “giải khát”, “nước uống”, “vị chua”, “vị ngọt”, “đóng chai”, “dung tích”,…bạn đã có câu trả lời cho đối tượng được kể đến rồi đúng không? Đó chính là mứt dâu tằm.
Video tham khảo: LSI keyword là gì?
Tầm quan trọng của LSI keywords
Mô tả bài viết rõ hơn cho các công cụ thu thập thông tin (Search Engine)
Một kỹ thuật SEO mũ đen rất phổ biến là nhồi nhét từ khoá. Phương pháp này đã từng được nhiều marketer sử dụng để index URL hay bài viết một cách nhanh chóng, cho đến khi có sự xuất của Google Panda và Hummingbird. Lý do là vì tất cả những gì marketer cần làm chỉ là “quăng” tất cả những từ khoá chính vào bài viết, dù cho câu từ có lủng củng, ngớ ngẩn.
Ngày nay, một bài viết hoàn thiện về mặt chất lượng ngữ nghĩa, kết hợp các từ khóa chính cùng với LSI keywords liên quan một cách tự nhiên sẽ nhận được đánh giá cao hơn từ các công cụ thu thập thông tin, giúp cho quá trình SEO của bạn trở nên tối ưu nhất.
Giúp website truy vấn thêm nhiều từ khóa
Những đối thủ mạnh, có độ uy tín trang cao và lâu năm, rất dễ lên top ngay cả khi bài viết mới chỉ xuất hiện trong vài ngày. Sẽ rất khó nếu bạn phải đối đầu những “ông lớn” này dựa trên các từ khóa chính (thường có độ cạnh tranh cao). Vậy hãy thử tập trung hơn vào trường LSI keywords liên quan đến key chính xem, vì user vẫn có khả năng nhìn thấy bạn khi tìm kiếm các LSI keywords đấy.
Gợi ý giúp bài viết thể hiện được tốt hơn
Việc đặt tiêu đề hay heading cho bài viết là vấn đề khiến nhiều người đau đầu, thậm chí là dân trong nghề lâu năm. Đặt như thế nào để nội dung và đề mục có sự chặt chẽ? Không biết nên dùng từ nào cho phù hợp? Đừng lo, áp dụng ngay LSI keywords. Cụm từ khóa này thường được tìm kiếm cùng với từ khoá chính, do đó, bạn hoàn toàn có thể đặt vào các heading, giúp người dùng và Google có cái nhìn tổng quan nhất về bài biết của bạn.

Đem lại trải nghiệm tốt cho người đọc
Content marketing lên ngôi, cung cấp nội dung chứa nhiều giá trị là nền tảng cốt lõi để phát triển website. Vì vậy, lồng ghép các LSI keywords hợp lý, thay vì cố bơm vào keyword chính, sẽ tạo nên một bài viết có tính liên kết mạnh mẽ, người đọc cũng cảm thấy thuyết phục hơn với những thông tin được cung cấp, từ đó nâng cao trải nghiệm của họ trong suốt quá trình truy cập vào trang của bạn.
Giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate)
Từ những lợi ích trên, chắc chắn tỷ lệ thoát trang cũng luôn duy trì ở mức thấp. Nội dung hay, chặt chẽ sẽ giữ chân người dùng trên website lâu hơn. Khi đã tin tưởng vào những gì bạn mang lại, họ sẽ muốn tìm hiểu thêm về các nội dung khác nữa từ trang của bạn.
Tìm hiểu thêm: Bounce Rate là gì?
Google có sử dụng LSI trong Thuật toán của họ không?
Trên thực tế, một đại diện của Google đã tuyên bố vào năm 2019 : “Không có thứ gọi là từ khóa LSI – bất kỳ ai nói với bạn điều khác đều là nhầm lẫn, xin lỗi.”
Và để hiểu nhận xét này chi tiết hơn một chút, chúng ta hãy xem bài đăng này của Bill Slawski về chủ đề Google có sử dụng LSI hay không.
Chúng ta có thể hiểu từ phân tích của Bill về chủ đề này, như đã nêu ở trên, LSI là công nghệ cũ (thực tế là công nghệ này đã có từ trước khi có web), nhưng lý do tại sao nó thường được nói đến trong bối cảnh SEO là cách Google có thể hiểu các từ đồng nghĩa và các từ có liên quan về mặt ngữ nghĩa.
Trên thực tế, nếu xem xét bằng sáng chế LSI ban đầu , chúng ta có thể thấy rằng:
Bởi vì việc sử dụng từ của con người được đặc trưng bởi nhiều từ đồng nghĩa và đa nghĩa, các sơ đồ đối sánh thuật ngữ đơn giản có những thiếu sót nghiêm trọng–các tài liệu liên quan sẽ bị bỏ sót vì những người khác nhau mô tả cùng một chủ đề bằng các từ khác nhau và vì cùng một từ có thể có nghĩa khác nhau nên tài liệu không liên quan sẽ được lấy lại.
Đối sánh thuật ngữ đơn giản không phải là cách hiệu quả để lập chỉ mục nội dung trên web.
Nhưng chỉ vì Google đang tìm hiểu những điều này khi lập chỉ mục một trang web, điều đó không có nghĩa là Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn là công nghệ được sử dụng. Hoàn toàn không, và bằng chứng nữa mà Bill chia sẻ bao gồm các bài báo của Google về mô hình hóa chủ đề ngữ nghĩa không tham chiếu đến LSI.
Tuy nhiên, chỉ vì không có bằng chứng cho thấy Google sử dụng Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn làm công nghệ để hiểu mối quan hệ giữa các từ và tìm ra chủ đề của trang, điều đó không có nghĩa là nó không được thực hiện theo cách khác. GYB có thể chắc chắn rằng nội dung được xếp hạng ở đầu SERPs thường bao gồm một chủ đề đủ sâu và thể hiện uy quyền cũng như kiến thức chuyên môn.
Hơn nữa, một bài báo nghiên cứu gần đây của Google nói rằng họ sử dụng “các từ thường xuyên xuất hiện cùng nhau” để hiểu chủ đề chính của bài viết. Vì vậy, cho dù Từ khóa LSI có phải là cách diễn đạt phù hợp hay không, rõ ràng là bạn cần xem xét cẩn thận các từ bạn sử dụng để giúp Google hiểu chủ đề nội dung của bạn.
Hướng dẫn các cách tìm kiếm LSI keywords [Update 2023]
Bạn đã thấy hiệu quả mà LSI mang lại rồi chứ? Tiếp theo, GYB giới thiệu đến bạn cách tìm kiếm LSI keywords để triển khai cho các dự án.
Sử dụng Google Autocomplete
Phương pháp đầu tiên GYB giới thiệu vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện, đó là dùng chính công cụ tìm kiếm hằng ngày mà chúng ta sử dụng. Thử ứng đúng để tìm LSI keywords cho từ khoá “serum”, ta sẽ thu được các từ gợi ý sau:

Sau đó, hãy nhấn enter và xem qua các kết quả trả về cho chính từ khoá “serum”, từ đây bạn có thể lọc ra một vài LSI keywords liên quan đến chủ đề bạn sắp viết đấy.
Sử dụng “tìm kiếm có liên quan” dạng chữ và hình ảnh
Tiếp tục kéo xuống phần “Tìm kiếm có liên quan” ở cuối trang, một vài từ xuất hiện tại đây sẽ mở rộng danh sách LSI keywords cho bài viết về serum của bạn. Đơn giản thay vì Google đề xuất các từ khóa khi bạn tìm kiếm, họ sẽ cung cấp cho bạn các thuật ngữ có liên quan ở cuối kết quả tìm kiếm. Hãy lấy các từ khóa in đậm và cho vào bài, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc của bài viết.
Ngoài ra, khi sử dụng chức năng tìm kiếm hình ảnh, Google cũng sẽ gợi ý khá nhiều keyword mà người dùng hay ghi kèm theo từ “serum”.
Sử dụng Google Keyword Planner
Cách này đòi hỏi bạn phải truy cập tài khoản Google Adwords để dùng chức năng Keyword Planner. Các bước thức hiện như sau:
Bước 1: Truy cập https://ads.google.com/. Chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa.
Bước 2: Chọn khám phá các từ khóa mới
Bước 3: Nhập từ khóa
Bước 4: Nhận kết quả
Ưu điểm của phương pháp Keyword Planner là bạn còn đánh giá được volume và độ cạnh tranh khi sử dụng các LSI keywords này thay vì chỉ tìm ra chúng.
Sử dụng Tool keyword
Có 2 công cụ mà bạn nên dùng đến khi cần gợi ý các LSI keywords cho bài viết: Tool Keywordtool.io và Ubersuggest. Mặc dù được đánh giá khá cao nhờ độ chuẩn xác và dễ sử dụng, song các công cụ này đều có giới hạn tìm kiếm đối với bản miễn phí. Riêng keywordtool có thể check bằng tiếng Việt khá dễ dàng.
Một công cụ nữa cũng rất phổ biến là LSIGraph. Chỉ cần gõ vào một từ khóa cần tìm LSI keyword, trang sẽ trả về kết quả ngay. Nhược điểm là bạn cần dịch keyword qua tiếng Anh nhé.
Sử dụng Tool SEO Ahrefs, SEMrush
Là một SEOer, không thể nào bạn không dùng đến Ahrefs và SEMrush, vậy bạn đã biết rằng 2 tools này đều có chức năng đưa ra LSI keywords liên quan đến từ khóa chính chưa? Một vài chỉ số như KD, volume,… cũng được thể hiện song song với các kết quả gợi ý, hỗ trợ bạn lựa chọn từ khóa LSI hiệu quả và tối ưu hơn cho chủ đề tiếp theo.
Để sử dụng tính năng tìm kiếm LSI keywords, bạn truy cập vào mục sau trên mỗi công cụ tương ứng: Keywords Explorer (Ahrefs) và SEO Content Template (SEMrush)
Sử dụng tool TiengViet.io
Tuy mới mẻ, TiengViet.io vẫn nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng SEOer trong nước nhờ vào giao diện tối ưu hoá cho người Việt, chức năng cũng không thua kém nhiều so với Ahrefs hay SEMrush. Ngoài đưa ý tưởng cho LSI keywords, bạn còn có thể dùng công cụ này để tìm các Semantic Keyword cho nội dung bài viết.
Tận dụng phần People Also Ask – Mọi người cũng hỏi
Tuy nhiên, một nguồn tài nguyên miễn phí nhưng hiệu quả đáng kinh ngạc khác, hộp “Mọi người cũng hỏi” trong trang kết quả tìm kiếm sẽ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn hơn. Bạn có thể đi vào một số kết quả để xem liệu có bất kỳ từ bổ sung nào bạn có thể sử dụng hay không. Hãy tìm những cái được in đậm, như trong ví dụ bên dưới.
Sử dụng Keys4Up tìm LSI Keyword
Keys4Up cung cấp trình tạo từ khóa hiệu quả và dễ sử dụng. Công cụ này sẽ cho bạn khoảng 10 từ LSI keyword miễn phí đối với mỗi truy vấn. Nếu muốn truy cập danh sách từ khóa đầy đủ thì người dùng phải đăng ký tài khoản trên Keys4Up bằng email cá nhân của mình. Các từ khóa trên Keys4Up sẽ được cung cấp dưới dạng dài ngắn khác nhau, có thể là 1 từ, 2 từ hoặc hơn 3 từ. Đặc biệt công cụ này còn đưa ra chỉ số mật độ LSI keyword để bạn dễ dàng lựa chọn.
Tham khảo từ khóa in đậm trong meta khi search từ khóa
Khi sử dụng trang kết quả tìm kiếm để tra cứu thông tin, bạn sẽ nhận thấy một số từ được hiển thị dưới dạng in đậm. Đó chính là các từ khóa LSI mà bạn có thể tận dụng và lồng ghép trong nội dung bài viết của mình. Điều này sẽ giúp tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa truy vấn của những người tìm kiếm và nội dung của bạn. Như vậy website của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận người dùng hơn nhờ sự đa dạng của các từ khóa liên quan.
Website nào mới nên dùng LSI keywords?
Xét về yếu tố nội dung, một bài viết đan xen giữa keywords chính và LSI keywords tạo nên sự chặt chẽ trong bố cục, tính mạch lạc trong câu văn, thông tin cung cấp liên quan mật thiết với nhau, người đọc sẽ nhận được giá trị cao hơn so với những bài viết không được đầu tư quá nhiều.
Về mặt kỹ thuật, Google (một phần) dựa trên các LSI keywords để nhận biết và đánh giá nội dung trên website của bạn. 2 yếu tố này gộp lại chắc chắn sẽ cải thiện hiệu quả SEO từ khóa nói riêng và SEO tổng thể nói chung. Vì thế, dễ dàng kết luận: MỌI WEBSITE ĐỀU PHẢI ỨNG DỤNG LSI KEYWORDS.
Cách ứng dụng từ khóa LSI vào bài viết hiệu quả
Tiêu đề
Tiêu đề thu hút là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tác động lớn đến khả năng click vào bài viết của người dùng và xếp hạng từ phía Google. Vì vậy, bên cạnh việc chèn các từ khóa chính vào tiêu đề, hãy linh động thêm ít nhất 1 LSI keyword, việc này giúp người đọc chắc chắn rằng bài viết của bạn liên quan đến thứ mà họ đang tìm kiếm. Nhưng hãy nhớ, đừng cố nhồi nhét khiến cho tiêu đề quá dài và không hiển thị được hết trên trang SERP.
Thẻ Meta Description
Meta description thường bị bỏ quên trong quá trình thực hiện SEO. Tuy nhiên, những marketer lão làng đánh giá đây là phần khá quan trọng thúc đẩy việc leo top của một từ khoá. Chèn 1 đến 2 LSI keywords và đảm bảo meta description không vượt quá 160 ký tự sẽ đảm bảo trải nghiệm user được tối ưu nhất.
Tìm hiểu: cách đặt thẻ meta description chuẩn SEO
Các thẻ tiêu đề phụ H2, H3…
Google không chỉ quét qua phần phần tiêu đề lớn (H1), mà cả những thẻ tiêu đề H2, H3,… cũng là một trong những tiêu chỉ để đánh giá hiệu quả SEO từ Google. Nên bạn đừng quên đưa xen kẽ LSI keywords vào các heading nhỏ của bài viết sao cho tự nhiên và hợp lý.
Thẻ Alt
Tối ưu hình ảnh là một trong những việc bắt buộc phải làm để onpage thành công. Thẻ alt cùng với một vài LSI keywords sẽ nhận được đánh giá cao hơn từ Google, với điều kiện là nội dung hình phải liên quan đến từ khoá đính kèm, nếu không bạn có thể bị quy về lỗi nhồi nhét từ khoá.
URL bài đăng
Điều kiện tiên quyết khi tạo URL là phải có từ khóa cần tối ưu và cấu trúc tinh gọn. Không nhất thiết bạn phải chèn LSI keywords vào URL, nhưng nếu như việc này giúp phân biệt rõ ràng các URL với nhau thì bạn vẫn có thể áp dụng.
Dùng từ khóa chính và Từ khoá Ngữ nghĩa (Semantic Keywords) trong bài
Như đã đề cập từ đầu bài viết: “các keyword chính vẫn là quan trọng nhất”, vì vậy đừng quá tập trung vào LSI keywords mà quên đi việc phải tối ưu từ khoá chính. LSI keywords là sợi xích liên kết toàn bộ nội dung bài viết với keyword chính, bổ trợ cho từ khoá chính được rõ nghĩa và dễ tiếp cận người đọc hơn, nhờ vậy mà nâng cao thứ hạng tìm kiếm cho website của bạn.
Sử dụng LSI keywords có liên quan trong Anchor Texts
Xây dựng hệ thống backlink chất lượng giúp từ khóa đạt top cao trên SERP và mang lại nhiều traffic hơn cho website. Việc sử dụng LSI keywords trong Anchor Texts có thể xem là một bước để tối ưu SEO backlink. Hãy dùng thử LSI keywords thay vì các keywords chính cho Anchor Texts, kết quả có thể khiến bạn không ngờ đến.
Tập trung vào ngữ cảnh và khả năng đọc
Về mặt kỹ thuật, chèn nhiều LSI keywords nghe có vẻ tốt. Nhưng khi xét đến chất lượng bài viết và trải nghiệm người đọc, việc lạm dụng sẽ gây nên ảnh hưởng xấu, cũng vì vậy mà từ khoá cũng sẽ không đạt được thứ hạng cao. Quá nhiều từ khóa khiến bài viết trở nên lê thê, thiếu tự nhiên. Đọc kỹ lại bài viết, bỏ đi những câu từ dư thừa trước khi đăng lên website để đảm bảo nội dung luôn duy trì ở mức tốt.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng LSI keywords
Mặc dù đã được đề cập xuyên suốt bài viết, GYB xin phép nhắc lại 4 lưu ý cực kỳ quan trọng khi áp dụng LSI keywords, vì đây là những lỗi mà các marketer thường hay mắc phải.
Luôn hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng
Trước khi xây dựng một bài viết hoàn chỉnh, tìm tòi và hiểu rõ nội dung bạn sắp viết là một bước vô cùng quan trọng. Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc để xác định chính xác những giá trị mà họ mong muốn nhận được. Chỉ khi đó, bài viết của bạn mới thật sự chạm đến trái tim và giữ chân họ trong suốt hành trình khách hàng.
Không bỏ qua từ khóa chính
Có thể ví từ khoá chính là một vị tướng và các LSI keywords là những binh lính. 1 vạn quân nhưng không có người chỉ huy thì sẽ như rắn mất đầu. Vì vậy, tuyệt đối không được bỏ qua từ khoá chính. Đây là mối quan hệ không thể tách rời, giúp website của bạn liên kết với nhau chặt chẽ, tạo nên sức mạnh trên cuộc thi đua top Google.
Không nhồi nhét
Bất kể là từ keyword chính hay LSI keywords, nhồi nhét là hành động mang tính tiêu cực. Hãy cân bằng giữa 2 yếu tố nội dung và kỹ thuật, tránh tình trạng một bài viết chứa quá nhiều từ khoá gây mất tự nhiên và thiện cảm.
Nắm vững checklist vị trí LSI keywords
9 vị trí đặt LSI keywords mà bạn phải nhớ:
- Tiêu đề bài viết
- Các thẻ heading
- URL
- Meta description
- Alt ảnh
- 150 từ đầu tiên của bài viết
- Xuyên suốt phần thân bài viết
- Đoạn kết
- Anchor text
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ những thông tin bạn cần nắm về LSI keywords cũng như cách ứng dụng cho chiến lược SEO sao cho tối ưu. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn vẫn chưa nắm rõ LSI keywords là gì, dịch vụ seo uy tín tphcm GYB sẽ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Giờ thì hãy thử ngay phương pháp này vào kế hoạch SEO sắp tới nhé!
—
Nguồn tham khảo: