Slug là gì và làm thế nào để tối ưu Slug có hiệu quả là thắc mắc của không ít những người mới bước chân vào lĩnh vực SEO. Trên thực tế, đây là yếu tố vô cùng quan thuộc mà có thể bạn đã biết đến cũng như sử dụng rất thường xuyên. Nếu vẫn còn băn khoăn về Slug thì mời bạn tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Slug là thuật ngữ chỉ một yếu tố quan trọng của URL. Nó nằm ngay sau và kết hợp với domain (tên miền) nhằm tạo ra permalink – liên kết trỏ về trang nguồn của website. Nói cách khách, Slug chính là những thông tin nằm sau dấu “/”.
Slug giúp xác định một trang web nào đó bằng cách mô tả rõ hơn về URL, từ đó cho phép các công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được trang đó nói về vấn đề gì. Dấu hiệu nhận biết Slug đó là các chữ cái in thường được phân cách nhau bởi những dấu gạch giữa “-”.
Slug trong SEO là gì? Đó là phần thông tin của URL nằm sau dấu “/”
Các CMS (hệ thống quản lý nội dung) sẽ được quản trị viên của website lựa chọn tùy vào nhu cầu sử dụng của mình. Mỗi loại CMS khác nhau sẽ đi kèm với các Slug khác nhau tương ứng. Dưới đây là một số định dạng Slug URL trên CMS phổ biến nhất:
Định dạng Slug URL của WordPress
WordPress được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng tùy chỉnh Slug linh hoạt. Bạn có thể thay đổi URL ngay trên các bài đăng và trang đã xuất bản. Dưới đây là ví dụ về Slug trong WordPress:
Slug WordPress là gì? Ví dụ về Slug trong WordPress
Với ví dụ ở trên, có thể thấy người dùng dễ dàng tùy chỉnh Slug trong WordPress. Nhờ vậy mà bạn có thể tối ưu SEO đối với các từ khóa quan trọng.
Định dạng Slug URL của Shopify
Khác với WordPress, Shopify đưa ra một định dạng Slug URL rất cụ thể như sau:
- / products / subfolder – các trang sản phẩm
- / collection / subfolder – các trang danh mục sản phẩm
- / pages / subfolder – các trang web
Do được mặc định và có liên kết chặt chẽ với nhau nên các Slug URL trên Shopify không thể thay đổi được. Nếu bạn cố ý chỉnh sửa một Slug nào đó thì các liên kết sẽ không hoạt động được.
Định dạng Slug URL kém
Slug URL kém là những định dạng Slug có vẻ dài dòng, trông như bị spam bởi nó thường chứa các ký số hoặc chữ ngẫu nhiên. Vì vậy công cụ tìm kiếm và cả người dùng hầu như không thể hiểu trang đó cung cấp các thông tin gì và có gây nguy hiểm hay không. Những định dạng URL kém như vậy thường làm người dùng mất cảm tình. Do đó việc thay đổi định dạng Slug URL tùy theo nội dung trang web là vô cùng quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập chỉ mục của các search engine.
Ví dụ về định dạng Slug URL kém chất lượng và URL thân thiện với SEO
Slug có ý nghĩa then chốt đối với SEO Onpage và nó nằm trong top đầu các tiêu chí đánh giá xếp hạng website của những công cụ tìm kiếm. Khi thực hiện một truy vấn nào đó, người dùng sẽ luôn đọc lướt qua Slug của trang web rồi mới click vào.
Ngoài ra, Slug cũng đóng vai trò cung cấp thông tin tổng quan về website. Nếu thấy Slug có chứa các từ khóa mình đang cần tìm kiếm, người dùng sẽ có xu hướng click vào URL đó thay vì những định dạng URL kém và khó hiểu.
Khi Slug được tối ưu hóa thì website cũng sẽ thu hút nhiều lượt truy cập hơn. Có thể khẳng định rằng tối ưu Slug cũng chính là việc bạn đang xây dựng URL thân thiện hơn với SEO.
Ngày nay người ta cũng nhắc nhiều đến thuật ngữ WordPress Slug. Vậy WordPress Slug là gì và cách tạo, tùy chỉnh nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
WordPress Slug được hiểu là liên kết dẫn tới các bài đăng trên nền tảng WordPress. Khi một bài viết mới được tạo ra trên WordPress thì một WordPress Slug tương ứng cũng sẽ được tạo ra một cách tự động. Slug WordPress có thể được tùy chỉnh dễ dàng bằng cách vào Settings và tìm đến mục Permalinks.WordPress Slug được hiểu là liên kết dẫn tới các bài đăng trên nền tảng WordPress
Trên WordPress, Slug sẽ tự động tuân theo quy luật đó là chỉ được thể hiện bằng chữ thường không dấu, ngăn cách bằng ký tự gạch ngang. Trong trường hợp tạo Slug thủ công thì bạn cần lưu ý vấn đề này để tránh xảy ra lỗi. Sau đây là các bước tạo Slug trong WordPress đối với những yếu tố khác nhau như nội dung, website, category & tag, author Slug.
Tại mục Permalink, bạn tìm đến vùng màu xám nằm dưới tiêu đề rồi tiến hành chỉnh sửa thông tin được hiển thị trong thanh chữ nhật. Sau khi nhập xong, dữ liệu Slug sẽ được lưu tự động hoặc bạn có thể nhấn OK để lưu thay đổi.
Cách chỉnh sửa Slug cho bài viết trong WordPress
- Bước 1: Bạn có thể tạo Slug WordPress cho website bằng cách click vào Permalink URL (hiển thị dưới tên trang) > nhấn Edit.
- Bước 2: Nhập Page Slug tùy ý rồi chọn OK. Như vậy là bạn đã cập nhật Slug thành công rồi.
Cách chỉnh sửa Slug cho website
WordPress cũng sẽ tạo tự động Slug URL đối với category và tag. Tuy nhiên bạn có thể tùy chỉnh các loại Slug này như sau:
Cách thiết lập category Slug
Một số SEOer mới vào nghề sẽ băn khoăn không biết category Slug là gì? Có thể hiểu đơn giản đó là Slug URL tự động sinh ra khi người dùng WordPress tạo mới một category nào đó. Cách chỉnh sửa category Slug như sau:
- Bước 1: Tìm và click vào mục Post > chọn Categories.
- Bước 2: Nhấp chuột vào category cần tạo mới Slug > chọn Edit.
- Bước 3: Tìm đến mục Slug và nhập thông tin mới. Cuối cùng bạn click vào Update để lưu cập nhật Slug.
Category Slugs là gì? Cách thiết lập category Slug trong WordPress
Cách thiết lập tag Slug
- Bước 1: Tìm và click vào mục Post/Categories.
- Bước 2: Click vào nút Edit tương ứng với tag mà bạn cần chỉnh sửa Slug, sau khi nhập thông tin xong thì chọn Update để lưu lại.
Các bước thiết lập tag Slug trong WordPress khá đơn giản
Author Slug
Author Slug chính là đoạn Slug URL cung cấp thông tin về tên tác giả bài viết. Thông thường người ta rất ít khi sử dụng loại Slug này. Do độ dài của Slug có giới hạn nhất định nên các SEOer sẽ có xu hướng ưu tiên keyword Slug. Tuy nhiên nếu đang phát triển một trang web có nhiều người dùng cùng tham gia phát triển thì author Slug lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu muốn tạo và chỉnh sửa author Slug, bạn làm như sau:
Bước 1: Tiến hành cài và kích hoạt plugin Edit Author Slug trên WordPress.
Cài plugin Edit Author Slug trên WordPress
Bước 2: Tiếp đó bạn tìm và click vào mục Users > chọn All Users.
Bước 3: Nhấn nút Edit User > Edit Author Slug.
Bước 4: Sau khi đã hoàn tất việc chỉnh sửa, bạn click vào Update User để cập nhật thay đổi.
Cách tùy chỉnh Author Slug trong WordPress
Vậy là bạn đã hiểu Slug là gì và có những dạng phổ biến nào rồi. Sau đây hãy cùng khám phá một số kỹ thuật tối ưu Slug vô cùng quan trọng mà dân SEOer không thể không biết:
Như đã nói ở trên, Slug thường chứa keyword chính của bài viết. Điều này giúp tối ưu SEO, cho người đọc biết nội dung website đang nói về vấn đề gì. Đồng thời nó cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ hiển thị của website trên các trang kết quả tìm kiếm. Slug có thể bao hàm từ khóa hoặc chỉ chứa duy nhất từ khóa.
Người dùng thường có xu hướng nhập các truy vấn tìm kiếm ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Vì vậy các Slug ngắn gọn, tập trung vào keyword sẽ có khả năng lên top cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Tuy hướng đến sự súc tích nhưng Slug vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin mà người dùng cần biết.
Như đã nói ở trên, Slug phải được viết bằng các ký tự thường không dấu thay vì chữ in hoa. Điều này là bởi các máy chủ web phổ biến như Apache hiểu rằng URL sử dụng chữ in hoa và URL sử dụng chữ in thường là 2 URL khác nhau. Ví dụ http: //www.example .com/vi-du-trang-Slug sẽ không giống với http://www.example.com/Vi-Du-Trang-Slug.
Ngoài ra, để hướng sự tập trung tối đa vào nội dung chính thì bạn có thể cân nhắc lược bớt các từ ngữ không cần thiết như “các”, “của”, “và”… Bạn có thể tận dụng Yoast SEO trong WordPress để kiểm tra và khắc phục lỗi về Slug nếu có.
Thay đổi Slug cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ URL sẽ thay đổi theo. Khi đó, các công cụ tìm kiếm và người dùng sẽ không thể truy cập vào trang của bạn thông qua đường link cũ. Vì vậy trong trường hợp chỉnh sửa Slug, bạn nên dùng redirect 301 để có thể chuyển hướng từ liên kết cũ sang liên kết mới. Công việc này cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng SEO Yoast trong WordPress.
Sử dụng Redirect sau khi chỉnh sửa Slug để chuyển hướng sang liên kết mới
Những URL chứa các Slug giống nhau khiến các công cụ tìm kiếm khó phân biệt giữa các website với nhau để cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất. Vì vậy bạn nên tiến hành audit trang web của mình bằng các công cụ như Semrush, Ahrefs… để phát hiện và chỉnh sửa các URL kém hoặc có sự trùng lặp.
Slug bị trùng lặp có thể do một số người gắn tag nhầm và điều này sẽ khiến hiệu quả SEO bị giảm đáng kể. Vì vậy nếu phát hiện tình trạng này thì bạn cần xử lý theo các cách sau đây.
Khi đăng bài trên WordPress, nền tảng này sẽ thông báo đến người dùng nếu Slug của bạn đã được sử dụng trước đó. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được báo lỗi 404 khi cố gắng truy cập vào đường link chứa Slug bị trùng lặp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng Semrush, Ahrefs… để kiểm toán website nhằm nhận diện các Slug đang bị trùng.
Có một số cách xử lý tình trạng Slug bị trùng đó là:
- Xóa hoàn toàn bài viết đi
- Chỉnh sửa tên tag
- Chỉnh sửa đường link trên WordPress
- Ngăn chặn việc lập chỉ mục đối với các đường dẫn không mong muốn thông qua Google Search Console
Một số cách khắc phục Slug bị trùng lặp
Để bỏ các Slug từ SubFolder trên WordPress, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Tại giao diện WordPress, bạn click vào mục Advanced > chọn Permalinks.
- Bước 2: Tìm đến mục Change URLs nằm trong phần Strip the category base (usually/category) from the category URL. Tại đây bạn nhấn nút Remove.
- Bước 3: Cuối cùng nhấn nút Save để lưu thay đổi