Bounce Rate Là Gì? 15 bí thuật tối ưu tỉ lệ thoát web cực đỉnh 2023

Hoàng Nghĩa
|

9:55 26/03/2023

Bounce Rate tỉ lệ thoát trang là gì? Nó thường được nhắc đến như là một yếu tố quan trọng trong SEO. Vậy phải làm thế nào để giảm tỉ lệ thoát trang hiệu quả nhất? Nếu cũng đang quan tâm tới vấn đề này, hãy dành vài phút tham khảo thông tin chi tiết sau đây.

Key points: 

  • Dựa trên tỉ lệ thoát trang, bạn có thể biết mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập trang web. Tỷ lệ tăng và giảm đều nói lên một vấn đề gì đó trên website của bạn.
  • Có nhiều lí do làm cho tỉ lệ thoát trang tăng cao. Tuy nhiên % này sẽ có sự khác biệt tùy theo loại website nào, lĩnh vực triển khai. 
  • Update 15 cách tối ưu Bounce rate siêu hay ho mà bạn có thể nghiên cứu và triển khai cho website của mình.

Bounce rate là gì? 

Bounce rate là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm số lượng người truy cập vào website của bạn sau đó họ rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác. Chẳng hạn như nhấp vào liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc mua hàng.

Ví dụ: Bounce rate website của bạn là 60%. Nghĩa là trong 1000 lượt truy cập vào website, chỉ có 600 lượt xem thêm nội dung khác, còn lại 400 lượt là rời đi.

Tỷ lệ bounce rate

tỉ lệ thoát trang rất quan trọng vì ba lý do chính:

  1. Người dùng thoát khỏi trang web của bạn mà không thao tác tức là không có chuyển đổi. Vì vậy, khi bạn ngăn người truy cập thoát trang, bạn cũng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi của mình.
  2. tỉ lệ thoát có thể được sử dụng làm yếu tố Xếp hạng của Google . Trên thực tế, một nghiên cứu trong ngành cho thấy Bounce Rate có mối tương quan chặt chẽ với thứ hạng của trang đầu tiên trên Google
  3. tỉ lệ thoát cao cho bạn biết rằng trang web của bạn (hoặc các trang cụ thể trên trang web của bạn) có vấn đề về nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang hoặc content. 
Bounce rate cũng là một yếu tố xếp hạng của Google

Vì vậy, người ta thường dùng Bounce Rate để đánh giá hiệu quả trang. Theo đó, Bounce Rate càng thấp chứng tỏ website của bạn có sức hút, mang lại giá trị cho người truy cập. Khi đã hiểu rõ Bounce Rate là gì bạn sẽ có đường hướng xây dựng web phù hợp.

Lí do nào làm người dùng rời khỏi trang? 

Nếu bạn tìm hiểu sâu tỉ lệ thoát trang là gì, không phải bỗng nhiên chỉ số này ở các web khác nhau thường có sự chênh lệch. Đó là bởi những lý do sau đây:

Thông tin trang không đáp ứng mong đợi

Nguyên nhân hàng đầu khiến người dùng rời khỏi trang ngay đó chính là thông tin không đáp ứng mong đợi. Những dữ liệu trong website quá mơ hồ hoặc sai lệch so với nhu cầu tìm kiếm.

Chẳng hạn người dùng tìm kiếm “máy giặt quần áo miễn phí vận chuyển”. Kết quả Google hiển thị một quảng cáo hãng A có giao hàng miễn phí, giá tốt. Bởi lẽ đó mà họ click vào. Tuy nhiên, thay vì dẫn về trang đích máy giặt quần áo, nó lại trỏ đến trang chủ của web. Lúc này người dùng sẽ cảm thấy “rối bời” vì không biết nên vào trang nào để xem được sản phẩm mình cần mua.

Lúc này, người dùng sẽ quay trở lại Google để tìm một trang khác phù hợp hơn. Chính điều này dẫn đến Bounce Rate xuất hiện.

Website thiết kế xấu

Trang web xấu, cấu hình không khoa học cũng dẫn đến tỉ lệ thoát trang cao. Đa phần người dùng sẽ bị thu hút vào những website có thiết kế bắt mắt, hình ảnh đẹp, mới lạ. Tiếp đến, họ mới chú ý tới phần nội dung. Vì vậy, nếu trang của bạn quá màu mè, hình ảnh không nổi bật, quá nhiều font chữ,… thì đương nhiên, chỉ số Bounce Rate sẽ cao.

Website thiết kế theo kiểu cũ, không hiển thị được điểm nổi bật của dịch vụ

UX không tốt

UX (User Interface) còn được biết đến là giao diện người dùng. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số thoát trang. Nếu web của bạn có hình ảnh đẹp, nhưng chữ lại nhỏ, các nút chức năng như tìm kiếm, hoặc tick bộ lọc bị lỗi thì cũng chẳng thể giữ chân người dùng.

Bởi lẽ đó, website của bạn bên cạnh thẩm mỹ còn phải siêu dễ sử dụng, phân bổ các trang cách khoa học. Như vậy, người dùng mới dễ đọc và điều hướng tới các bài nội dung khác. Khi này tỉ lệ thoát trang sẽ càng thấp.

Tốc độ tải trang chậm

Ngày nay, người dùng có thể dễ dàng truy cập nhiều loại thông tin khác nhau trên nền tảng Internet. Đây là khi họ có nhiều lựa chọn hơn, không phải trang này là một trang khác. Do đó, khi gặp một trang web tải chậm, họ chắc chắn sẽ thoát ngay lập tức mà không cần xem xét.  

Một phân tích của Google về 11 triệu trang đích cho thấy rằng tốc độ tải chậm tương quan với tỉ lệ thoát cao hơnVì thế, tốc độ tải trang là một lí do khá phổ biến làm cho tỷ lệ Bounce rate tăng cao.

Tốc độ tải trang mất từ 1s – 10s tăng 123% tỉ lệ bounce rate

Tiêu đề, mô tả và nội dung không nhất quán

Hiện tại, không khó để gặp một bài viết dạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Đây là một cách tồi tệ không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và không được Google đánh giá cao. Ví dụ:

  • Tiêu đề quảng cáo dịch vụ giặt ghế sofa tại nhà giá chỉ 80k
  • Nhưng khi vào bài viết, phần bảng giá thì đa phần giá vệ sinh lại trên 200k/ghế sofa

Đồng ý là bạn có thể dễ dàng thu hút người dùng truy cập trang bằng title thật ấn tượng, nhưng nội dung không chính xác thì chắc chắn người dùng sẽ thoát khỏi trang để tìm trang khác. Đây là lý do tại sao bạn cần tiêu đề, mô tả và nội dung tiêu chuẩn (đặc biệt là các bài viết cung cấp kiến ​​thức học tập) khi xuất bản các bài viết trên Internet.

Trang web lỗi kỹ thuật

Nếu bạn gặp phải sự gia tăng đột ngột trong trang web, điều này có thể cho thấy rằng bạn đã gặp một số lỗi kỹ thuật khiến trang web tải quá trình. Hiện tại, bạn cần kiểm tra xem trang có tốc độ thoát cao có gây ra lỗi 404 và lỗi cắm hay không .. liệu nó có được cam kết hay không.

Trang 404 thường có tỉ lệ thoát cao

Không xây dựng liên kết nội bộ đủ tốt

Chúng ta đều biết rằng các liên kết nội bộ trên trang giúp điều hướng người dùng từ trang này đến trang nhanh hơn. Đây là cơ hội của bạn để giúp giảm tỉ lệ thoát trang. Bạn có thể ứng dụng chiến lược triển khai content theo Topic – Cluster để đáp ứng mọi truy vấn cho người dùng, đồng thời liên kết các bài với nhau theo hành trình tìm kiếm của khách hàng. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt đúng các liên kết nội bộ và tối ưu hóa nó một cách chính xác. Do đó, sau khi nhận được câu trả lời, người dùng thường sẽ có xu hướng rời trang vì không biết bước tiếp theo nên làm gì.

Xem thêm: Cách tối ưu Onpage chuẩn SEO 2023

Cách tính tỉ lệ thoát trong Google Analytics: UA so với GA4

Google Analytics hiện có hai công nghệ thu thập dữ liệu: Universal Analytics và GA4. Cả hai đều đo tỉ lệ thoát khác nhau. 

Universal Analytics định nghĩa tỉ lệ thoát là:

“Tỷ lệ phần trăm các phiên trang đơn trong đó không có tương tác với trang.” 

Vì vậy, nếu khách truy cập vào trang của bạn, xem lại nội dung của bạn trong vài phút rồi rời đi, thì phiên đó được tính là một lần thoát. 

Đây là số liệu tỉ lệ thoát trông như thế nào trong bảng điều khiển UA:

Tỉ lệ thoát trang trong phiên bản GA cũ

GA4 định nghĩa tỉ lệ thoát là:

“Tỷ lệ phần trăm phiên không phải là phiên tương tác.”

Phiên tương tác là một lượt truy cập kéo dài từ 10 giây trở lên, có một hoặc nhiều sự kiện chuyển đổi hoặc có hai lượt xem trang trở lên. 

Vì vậy, nếu khách truy cập vào trang của bạn, xem lại nội dung của bạn trong hơn 10 giây rồi rời đi, thì phiên này không được tính là một lần thoát. Ngay cả khi họ không thực hiện bất kỳ hành động nào khác.

Đây là tỉ lệ thoát trông như thế nào trong bảng điều khiển GA4:

Tỉ lệ thoát trang trong phiên bản GA4 mới

Hãy ghi nhớ sự khác biệt này vì Google sẽ ngừng sử dụng Universal Analytics vào ngày 1 tháng 7 năm 2024. 

Điểm mấu chốt vẫn giống nhau: tỉ lệ thoát là một cách để đo lường mức độ tương tác của người dùng. 

Chỉ số Bounce Rate bao nhiêu là tốt nhất? Các yếu tố quyết định tới Bounce Rate 

Để trả lời câu hỏi Bounce Rate bao nhiêu là tốt thực ra rất khó. Bởi đặc thù mỗi ngành hàng là khác nhau. Vì vậy, thói quen người dùng truy cập trang web cũng không giống nhau. Theo một báo cáo trên GoRocketFuel.com, phạm vi tỉ lệ thoát trung bình nằm trong khoảng từ 41 đến 51% .

Tỉ lệ thoát

Đôi khi chỉ số thoát trang cao không phải lúc nào cũng xấu, và Bounce Rate cực thấp cũng không phải hoàn toàn tốt. Bởi lẽ đó, không thể so sánh hay đánh giá mức độ thành công của 2 website dựa vào tỷ lệ Bounce Rate. Dù đánh giá tỉ lệ thoát trang ở bất cứ nguồn nào, bạn cũng cần lưu ý các yếu tố dưới đây.

  1. Mục đích/Hành vi của người dùng
  2. Loại hình website
  3. Loại hình landing page
  4. Chất lượng landing page
  5. Loại hình content
  6. Chất lượng traffic
  7. Loại hình kênh truyền thông
  8. Đối tượng người dùng
  9. Loại hình thiết bị

Hãy cùng tôi đi vào đào sâu từng mục nhé.

Mục đích người dùng

Hành vi khách hàng ở mỗi thời điểm sẽ dựa trên mục đích tìm kiếm khác nhau. Content web cần đưa nội dung cho đúng đối tượng. Từ đó thỏa mãn search intent của người dùng. 

Ví dụ: bạn triển khai bài viết cho từ khóa “các loại xe đạp” -> bài viết nên tập trung 100% vào giới thiệu, liệt kê đặc điểm cũng như so sánh, đánh giá các dòng xe đạp cho người dùng nắm được thông tin. 

Keyword có ý định tìm kiếm thông tin -> nên cung cấp bài viết phù hợp

Cần tránh: điều hướng bán xe đạp, vì người dùng khi search tìm kiếm thông tin về nguyên nhân chỉ với mục đích chính (Search Intent) là tìm hiểu thông tin. Lúc này họ cần xác định trước có những loại xe đạp nào, liệu có phù hợp với nhu cầu của họ không? 

Chỉ khi bạn triển khai bài viết cho keyword “giá xe road bike ” hoặc “xe đạp địa hình giant”, thì bạn có thể giới thiệu về sản phẩm xe đạp phù hợp. Lúc này mục đích tìm kiếm của người dùng đã đang ở giai đoạn tìm kiếm giải pháp và có thể quyết định mua hàng ngay. 

Bài viết cần đáp ứng được truy vấn của người dùng

Hình thức Landing Page

Ví dụ, mục đích người dùng tìm đến các trang liên hệ, khi tiếp cận Landing Page sẽ nhanh chóng thoát ra. Bởi thông tin cần thiết thường được thể hiện ngay trang chủ. Vì vậy, chỉ số Bounce Rate của trang này khá cao.

Chất lượng Landing Page

Landing page hấp dẫn người dùng với cấu trúc khoa học, có đầy đủ “call to action”, tỉ lệ thoát trang sẽ thấp. Để đạt được điều này, bạn cần tối ưu UI (màu sắc, hình ảnh, kiểu thiết kế Front End, style trang trí) và UX (cấu trúc trang web, bố cục trên mobile và desktop, luồng traffic).

Landing page thiết kế xấu, không khoa học làm tăng bounce rate

Content

Các bài nội dung trong trang web phải đầy đủ, chi tiết. Ngoài cung cấp thông tin cần thiết phải có thêm các dữ liệu mở rộng. Người dùng sẽ “save” website của bạn lại để dành đọc sau nếu nó thực sự hữu ích và mang đến những giá trị không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Mẹo nâng cao: Với các trang landing page hoặc bài viết ngắn bán hàng, bạn có thể thử ứng dụng các công thức content như: 

  • AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)
  • PAS (Problem – Agitate – Solve)
  • SSS (3S) 
  • Storytelling

Loại hình web

Bounce Rate của mỗi loại hình website sẽ có tỷ lệ khác nhau. Theo đó, Custom Media Labs nhận thấy rằng các loại trang web khác nhau có tỉ lệ thoát hoàn toàn khác nhau.

Tỉ lệ thoát trang có sự khác biệt giữa các loại website

Như bạn có thể thấy, các trang web thương mại điện tử có tỉ lệ thoát trung bình thấp nhất (20-45%). Trong khi các blog và có tỉ lệ thoát lên tới 90%. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về tỉ lệ Bounce rate,  hãy đảm bảo rằng bạn đang so sánh trang web của mình với các trang web khác trong cùng loại hình website.

Chất lượng traffic

Thu hút traffic về website từ sai nguồn dẫn đến tình trạng người dùng không phải khách hàng mục tiêu. Đương nhiêu, Bounce Rate cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ví dụ: Nếu chia sẻ thông tin về Marketing nên đăng ở các trang cộng đồng Marketing sẽ hiệu quả hơn. Chất lượng traffic tốt và Bounce Rate không bị giảm.

Hình thức kênh truyền thông

Kênh truyền thông khác nhau sẽ trả về traffic khác nhau. ConversionXL đã phát hiện ra rằng lưu lượng truy cập qua email và lượt giới thiệu có tỉ lệ thoát thấp nhất. Bounce Rate traffic từ các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter,… sẽ cao hơn traffic Organic Search. Bởi lẽ đó, xây dựng website phải kết hợp chọn đúng kênh phù hợp để phát triển. Như vậy sẽ có hiệu quả toàn diện.

Nguồn traffic sẽ có tỉ lệ thoát khác nhau

Đối tượng truy cập

Nhóm người dùng mới có tỉ lệ thoát trang nhiều hơn vì thương hiệu của bạn có thể chưa quen thuộc với họ. Vì vậy, hãy cố gắng xây dựng content thật thu hút và tiếp cận khách hàng trên đa dạng kênh truyền thông để tăng cường nhận diện.

Thiết bị truy cập

tỉ lệ thoát trang giữa các thiết bị truy cập có sự chênh lệch. Trong đó, người dùng Desktop sẽ thoát ít hơn. Vì vậy cần xây dựng website có tích hợp đầy đủ các thiết bị: PC, mobile, tablet.

15 kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao giúp tối ưu tỉ lệ thoát Bounce Rate hiệu quả

Với những website thương mại điện tử, bán hàng, Bounce Rate đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định trực tiếp tới tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng của người dùng. Vậy, làm thế nào để tối ưu Bounce Rate hiệu quả? Dưới đây là 15 bí thuật giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh chóng.

Nhúng video YouTube vào trang của bạn

Công ty lưu trữ video Wistia nhận thấy rằng việc thêm video vào trang của họ tăng hơn gấp đôi thời gian trung bình của họ trên trang. GYB cũng đã ứng dụng cách hay này vào các dự án, chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc nhúng video dẫn đến tỉ lệ thoát thấp hơn và thời gian trên trang cao hơn. 

Nhúng video vào bài giúp người dùng ở lại trang lâu hơn bạn nghĩ

Đặc biệt: hãy nhớ rằng những video này không nhất thiết phải là video của bạn. Bạn có thể nhúng BẤT KỲ video nào từ YouTube phù hợp với trang của bạn. Nhất là với các bài viết dạng hướng dẫn làm abc, dạng tổng hợp các mẹo, hay cách chế biến món ăn ,…. => rất nên có video minh họa trong bài. 

Xem thêm: Cách tối ưu tỉ lệ thoát Bounce Rate đến từ chuyên gia của Hubspot 

https://www.youtube.com/watch?v=IyAtsgDuFWs 

Tối ưu tốc độ tải trang 

Đầu tiên hãy dùng PageSpeed ​​Insights miễn phí và hữu ích của Google. Công cụ này cho điểm tốc độ trang của bạn dựa trên mã của trang và tốc độ tải trang của bạn đối với người dùng Chrome. Hãy bỏ website của bạn lên và kiểm tra các thông tin trả về.  

Check tốc độ của trang bằng PageSpeed Insights

Để tận dụng tối đa công cụ này, hãy xem các đề xuất cụ thể (được gọi là “Opportunity”) để tăng tốc trang của bạn. Ví dụ: bạn có thể thấy rằng rất nhiều vấn đề về tốc độ tải trang chủ của chúng tôi là do hình ảnh lớn.

Website có vấn đề về size ảnh

Bây giờ bạn đã có những tiêu chuẩn để đánh giá và các mẹo về cách cải thiện, hãy làm theo các phương pháp hay nhất sau để tăng tốc độ tải trang web của bạn:

  • Nén hình ảnh: Hình ảnh là một trong những lý do chính khiến các trang tải chậm. Điều đó không có nghĩa là tôi nên bắt đầu loại bỏ hết hình ảnh trên website. Thay vào đó, hãy sử dụng công cụ nén hình ảnh để giảm đáng kể dung lượng của hình ảnh.
  • Sử dụng Hosting có tốc độ cao: Hosting của bạn có thể tăng hoặc giảm tốc độ tải trang web của bạn. Vì vậy, nếu quá trình sử dụng thấy website quá giật lag hoặc bị chậm, hãy cân nhắc nâng cấp lên một hosting khác.
  • Xóa các plugin và tập lệnh không sử dụng: Sử dụng công cụ như WebPageTest để nhận danh sách các tập lệnh làm chậm trang của bạn. Và xóa bất cứ thứ gì bạn không sử dụng hoặc không cần.

Đáp ứng Search Intent của người dùng

Như đã nói, lí do khiến người dùng rời khỏi trang là vì nội dung không đáp ứng được Search Intent của họ. Một ví dụ điển hình về điều này là một từ khóa như “đặt tiệc thôi nôi”. Như bạn có thể thấy trong kết quả tìm kiếm, gần như mọi kết quả đều là danh sách các công cụ mà mọi người sử dụng và đề xuất.

Keyword dạng địa chỉ thì cần tối ưu bài viết theo dạng địa chỉ

Mặt khác, một từ khóa như “tổ chức tiệc thôi nôi” sẽ hiển thị thông tin về tiệc thôi nôi là gì? cách tổ chức tiệc thôi nôi vui cho bé. Lúc này, nếu tôi triển khai dạng bài “10 nhà hàng đặt tiệc thôi nôi cho bé tại TPHCM” cho từ khóa này thì sẽ khó lên top. Vì không đáp ứng được Search Intent của người dùng.

Keyword dạng kinh nghiệm thì cần chia sẻ thông tin hữu ích

Tối ưu trang web thân thiện với Mobile 

Search Engine Land đã cho biết rằng 57% tổng lưu lượng truy cập trực tuyến hiện nay đến từ thiết bị di động. Vì vậy, nếu bạn muốn có tỉ lệ thoát thấp, trang web của bạn cần phải hoạt động THỰC SỰ tốt trên điện thoại và máy tính bảng.

Ngày càng nhiều người dùng lướt website bằng mobile và tablet

Trước tiên, hãy xem trang web của bạn trông như thế nào trên các thiết bị di động khác nhau. Bạn có thể dùng công cụ miễn phí có tên là mobiReady cho việc này. Tiếp theo, bạn cần thực sự sử dụng trang web của mình bằng các thiết bị khác nhau. Bằng cách đó, bạn có thể đảm bảo rằng mọi liên kết và nút đều hoạt động.

Liên kết đến các bài viết liên quan cùng chủ đề

Nếu bạn muốn ngăn mọi người rời khỏi các bài đăng trên blog của mình, hãy xem xét liên kết đến nội dung khác từ trang web của bạn. Điều này tương tự như liên kết nội bộ (Internal link). Nhưng với phương pháp này, bạn làm nổi bật các bài đăng cụ thể mà khách truy cập của bạn có thể muốn đọc tiếp theo.

Ví dụ: bên cạnh bài triệu chứng đau bao tử, sẽ có các bài liên quan khác như:

  • Đau dạ dày ở vị trí nào, vì sao lại bị đau?
  • Cẩm nang sức khỏe: đau dạ dày ăn dưa hấu được không?
  • Vị trí của dạ dày ở đâu trong cơ thể – Bạn biết chưa?
  • Tham khảo các loại thuốc trị đau bao tử và một số lưu ý quan trọng
Liên kết các bài viết liên quan giúp người dùng “ở mãi” trên trang

Tạo thêm “giá trị bất ngờ” cho người dùng

Hãy cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn các đối thủ, để khiến người dùng ở lại lâu hơn trang web của bạn. Một phương thức có thể bạn thường gặp đó là tặng ebook, tặng checklist miễn phí, tặng tài liệu PDF ở các dạng bài hướng dẫn, học thuật. 

Dưới đây là một ví dụ: 

Ngay khi họ bấm thoát trang, bạn có thể tặng quà bất ngờ để tăng tỉ lệ ở lại lên đến 10%

Tạo Landing Page thỏa mãn hành vi/mục đích tìm kiếm của người dùng

Khi xây dựng Landing Page bạn cần trả lời được các câu hỏi: Nội dung người dùng tìm kiếm là gì, mục đích như thế nào,…. Từ đó mới đưa ra được thiết kế, content đúng với nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào nghiên cứu hành vi người dùng, cùng với các từ khóa truy vấn, bạn nên tối ưu content theo ý định tìm kiếm. Nhờ vậy giảm được tỷ lệ Bounce Rate cho web.

Call To Action trong Landing Page phải nổi bật

Một Landing Page đáp ứng nhu cầu của người dùng là chưa đủ, mà nhất định không thể thiếu CTA(Call To Action). Nó cần được thể hiện nổi bật giúp níu chân người truy cập ở lại.

Để làm được điều này, từ heading, sub-heading và các chỉ dẫn trong bài đều phải hướng người dùng đến CTA. Như vậy, lúc này lời kêu gọi hành động mới phát huy đúng vai trò chính yếu.

CTA liên quan đến Landing Page dẫn link

Nhiều tài liệu về Marketing, SEO đã chỉ ra rằng, CTA có thể hiển thị dưới nhiều hình thức như: Button(nút), Banner, Video, link trang chủ, link liên kết,…

Một số trường hợp CTA Organic Search sẽ thể hiện theo kiểu Title Tag và Meta Description Tag. Đối với Google Adwords hoặc tìm kiếm có trả phí, Call To Action ở dạng tiêu đề, mô tả theo trang. Vậy nên, dù tối ưu theo cách nào, bạn cũng nên đảm bảo CTA tương ứng.

Cần tận dụng tốt CTA để giảm tỉ lệ thoát trang

Xây dựng Landing Page ấn tượng, tối ưu pagespeed

Giao diện và tốc độ tải trang chính là cặp đôi hoàn hảo đồng hành trên mọi chặng đường. Đây là điều người xây dựng Landing Page luôn phải ghi nhớ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến người dùng rời khỏi website ngay lập tức:

  • Thiết kế xấu.
  • Điều hướng trang web kém.
  • Cấu trúc không tối ưu, khó đọc trên các thiết bị khác nhau.
  • Quảng cáo chằng chịt.
  • Quá nhiều chữ.
  • Định dạng thiếu sáng tạo, nhàm chán.
  • Giãn cách dòng hẹp.
  • Thiếu heading, sub-heading.
  • Thời gian tải trang chậm.

Nội dung đơn giản, dễ hiểu

Theo nghiên cứu, não bộ con người thường có xu hướng bỏ qua những gì khó , rắc rối. Vì vậy, hãy tối ưu hóa nội dung một cách cô đọng, súc tích nhất. Đảm bảo trong một khoảng thời gian ngắn, người dùng có thể đọc hiểu hết được. 

Hãy luôn xem khách truy cập là một đưa trẻ nên sáng tạo ra những nội dung phù hợp. Tốt nhất nên dùng các câu đơn, dùng từ ngữ phổ thông (tránh các từ học thuật). Đồng thời cách trình bày nên rõ ràng, tránh để quá nhiều thông tin trong 1 đoạn văn.

Nội dung dễ hiểu, trình bày rõ ràng giúp người dùng dễ theo dõi hơn

Áp dụng Virtual Pageview cho nội dung Ajax/Flash

Website hoặc nội dung của bạn được xây dựng trên nền tảng Ajax/Flash có tỷ lệ Bounce Rate khá cao. Bởi người dùng không cần truy cập những trang khác trong website mà vẫn có đủ thông tin cần thiết.

Một số trường hợp website thiết lập trên Flash, chỉ số Bounce Rate đạt 100%. Vì vậy, bạn cần theo dõi tương tác người truy cập thông qua Virtual Pageview hoặc Event Tracking để có điều hướng phù hợp.

Kích thích nhu cầu tìm kiếm thêm cho người dùng

Không phải bỗng nhiên người dùng tìm đến web của bạn, họ phải có mục đích riêng. Tại đây, nếu website quá đầy đủ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm, họ sẽ không click nữa. Hoặc không đáp ứng mục đích user đương nhiên, người truy cập sẽ nhanh chóng thoát ra.

Việc của bạn lúc này chính là tạo nên một lý do để giữ chân khách truy cập. Bạn có thể đưa ra gợi ý lựa chọn để user click sang trang mới và tham khảo. Như vậy, tỉ lệ thoát trang sẽ hạn chế tối đa nhất.

Kích thích việc tìm kiếm thông tin của độc giả bằng internal link

Đừng quên Page Level Survey

Khi đã áp dụng những bí thuật kể trên nhưng không hiệu quả, bạn hãy tiến hành Page Level Survey. Có nghĩa, bạn cần thêm nút Like (Thumbs up), Hate/Dislike( Thumbs Down) ở cuối page. Việc này nhằm mục đích nhận phản hồi của người dùng về lý do thoát trang.

Nếu tổng hợp nhận thấy lượng nút Thumbs Down nhiều, nghĩa là chất lượng content có vấn đề. Vì thế, bạn cần có hướng thay đổi hợp lý và kịp thời.

Giảm tỷ lệ Bounce Rate trong Profit Index

Profit Index là tổng hợp các trang web được xem thường xuyên. Dựa vào cơ sở này bạn sẽ nắm bắt được dữ liệu tất cả page có khả năng sinh lợi nhuận trong website của bạn.

Muốn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), bạn cần giảm Bounce Rate của các trang thuộc Profit Index. Sử dụng tiện ích này của Google Analytics bạn có thể chắc chắn việc tối ưu hóa tỉ lệ thoát trang mang đến lợi ích trong kinh doanh.

Sau khi đã tạo xong Profit Index, bạn hãy truy cập báo cáo Profit Index để xếp bảng theo thứ hạng giảm dần của giá trị trang. Tiếp đến, chọn “Compare To Site Average” -> click “Bounce Rate” từ menu. Từ đó, bạn sẽ biết tối ưu hóa chuyển đổi như thế nào tốt nhất.

Lưu ý các trường hợp chỉ số không tính là Bounce Rate

Có một số trường hợp mà Google Analytics sẽ không coi là Bounce Rate. Cụ thể trong một lượt truy cập (hay một GA session), nếu có nhiều hơn một GIF request được tạo ra thì sẽ không bị tính là một lần thoát trang, kể cả khi đó là lượt truy cập trang duy nhất. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:

Event Tracking

Người dùng truy cập trang web của bạn, kích hoạt một sự kiện đang được giám sát bởi Event Tracking Code và thoát khỏi trang mà không truy cập thêm bất cứ website nào khác thì sẽ không bị tính vào tỉ lệ bounce rate.

Event tracking

Ví dụ, nếu bạn truy cập một website và click vào phát video (đang được giám sát qua event tracking code) và thoát khỏi trang web từ landing page và không ghé thăm website nào khác. 

Trường hợp này sẽ không bị Google coi là một lần thoát bởi người dùng đã gửi 2 GIF request trong khi đang truy cập trang. Một GIF request đến từ mã Google Analytics (được dùng để gửi dữ liệu page view) và yêu cầu còn lại là từ event tracking code (có nhiệm vụ cung cấp thông số của sự kiện đang được giám sát). 

Như vậy nếu website được thiết lập event tracking code thì tỉ lệ thoát của một trang hoặc của toàn bộ trang web sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Sự kiện được theo dõi (Tracked Event) tự động thực hiện

Nếu Tracked Event được thực hiện một cách tự động thì mỗi lần tải trang, một single page visit sẽ không bị tính là một lần thoát trang bởi số lần GIF request được đề xuất là nhiều hơn một lần. 

Ví dụ, khi người dùng truy cập vào một website và một đoạn video được phát tự động với nút Play được gắn event tracking code thì website sẽ ghi nhận nhiều hơn 1 GIF request. Một là từ event tracking code và  yêu cầu còn lại đến từ Google Analytics.

Social Interactions Tracking

Trường hợp không bị tính là bounce rate do nó là social interactions tracking được hiểu như sau: Người dùng truy cập trang web và kích hoạt một sự kiện xã hội đang được gắn mã theo dõi phân tích tương tác xã hội. Sau đó, người dùng thoát khỏi trang web mà không truy cập thêm bất cứ website nào khác.

Social Interactions Tracking

Ví dụ, người dùng truy cập trang web để đọc và chia sẻ bài viết với nút Share (được gắn mã theo dõi) rồi thoát trang mà không ghé thăm trang khác. Như vậy đã có 2 GIF request được tạo ra từ mã theo dõi Google Analytics và mã theo dõi phân tích tương tác xã hội chỉ trong một session duy nhất nên Google sẽ không tính đó là một lần thoát trang.

Trùng nhiều GATC trên trang web

Sẽ có tối thiểu 2 GIF request được gửi đi trong trường hợp website có nhiều hơn một GATC giống nhau. Khi đó, lượt truy cập trang duy nhất vẫn không làm tăng tỉ lệ bounce rate của website.  

Qua đây chắc hẳn bạn đã biết tỉ lệ thoát trang là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh. Nắm chắc Bounce Rate của trang web, bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp về nội dung Marketing, phương thức SEO, trải nghiệm người dùng để tối ưu tốt nhất.

Hy vọng, với bài viết này, bạn không còn vướng mắc về việc Bounce Rate là gì. Dựa vào đó, chắc chắn bạn sẽ vận dụng tốt nhất cho công việc của mình. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về Bounce Rate hay dịch vụ SEO GYB, đừng ngần ngại nhấc máy liên hệ với chúng tôi.

—-

Nguồn tham khảo:

https://backlinko.com/hub/seo/bounce-rate 

https://blog.hubspot.com/marketing/what-is-bounce-rate-fix 

https://www.semrush.com/blog/bounce-rate/ 

FAQ một số câu hỏi thường gặp

1/ Phân biệt Bounce rate và Exit rate? 

Bounce rate là tỷ lệ phần trăm những người truy cập vào một trang và rời đi.

Exit rate là tỷ lệ phần trăm số người rời khỏi một trang cụ thể (ngay cả khi ban đầu họ không truy cập trang đó).

Ví dụ: giả sử ai đó truy cập Trang A từ trang web của bạn. Và họ thoát ra vài giây sau đó => Bounce rate.

Mặt khác, giả sử ai đó truy cập Trang A từ trang web của bạn. Sau đó, họ nhấp vào Trang B. Sau đó, sau khi đọc Trang B, họ đóng trình duyệt của mình. Bởi vì người đó đã nhấp vào nội dung nào đó trên trang A, nên đó không phải là lần thoát trên Trang A. Và bởi vì ban đầu họ không đến Trang B, nên đó cũng không phải là lần thoát trên Trang B => Exit rate.

2/ Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Mọi Website đều có tỉ lệ thoát trang khác nhau. Nhưng, tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của Website mà Bounce Rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên, để Bounce Rate bao nhiêu là tốt thì nên nằm trong khoảng <=60% là ổn định nhất.