External Link là một trong những tiêu chí đánh giá thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ uy tín website của doanh nghiệp. Chính vì vậy đối với người quản trị website, việc khai thác External Links thế nào rất quan trọng. Dường như nó không thể thiếu trong bất cứ quy trình SEO web nào. Vậy External Link là gì, cần làm thế nào để khai tối đa giá trị của nó mang lại?
Tất cả những vấn đề liên quan tới chủ đề này sẽ được bật mí ngay sau đây. Tin chắc với vài phút tìm hiểu thông tin bạn sẽ biết có bao nhiêu loại External Link, cách thăng top “thần tốc” với Link out của website.
External Link là gì?
Trước khi đi sâu phân tích, bạn cần nắm rõ External Link là gì? Thực chất, bạn có thể hiểu đơn giản đây chính là các liên kết ngoài trong website, hay Outbound Links. Nó chỉ những liên kết trên web của bạn trỏ đến trang web khác. External Link và Internal Link là một “cặp bài trùng” quan trọng giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Trong quá trình thực hiện SEO Onpage bạn không thể bỏ qua vấn đề này.
Vì sao khi SEO cần triển khai External Link?
Các liên kết bên ngoài đã là một yếu tố xếp hạng của Google từ năm 1998. Chúng đã trở nên quan trọng hơn khi Google đã cải thiện thuật toán của mình. Bây giờ là thời điểm mà xây dựng liên kết đã trở thành một thành phần thiết yếu của tất cả các chiến lược SEO.
Nhưng bạn có thể thắc mắc… Tại sao Google lại đặt nhiều giá trị như vậy vào các liên kết này? Google xem các liên kết bên ngoài từ các trang web khác đến trang web của bạn dưới dạng ‘xác nhận’. Bạn càng nhận được nhiều xác nhận (liên kết bên ngoài) từ các trang web đáng tin cậy, thì bạn càng tạo dựng được lòng tin với Google.
Ngoài ra còn có một số lợi ích khác như sau:
Liên kết ngoài thể hiện mức độ phổ biến của web
Dễ nhận thấy traffic của một trang web rất khó để đo lường chính xác. Ngay cả khi các công cụ tìm kiếm có tiện ích riêng thì sai số cũng rất lớn. Song thông qua External Link, chỉ số traffic web lại ổn định và dễ đo lường hơn. Số liệu ghi nhận từ External Link giúp bạn dễ dàng xác minh mức độ phổ biến của page. Và công cụ tìm kiếm cũng căn cứ vào đó để đánh giá xếp hạng web.
Cung cấp nội dung có tính liên quan
Liên kết ngoài trong website thường được xây dựng dựa trên những sự liên quan. Theo đó, khi chèn bất cứ link nào trong bài viết, bạn chỉ cần set liên kết đồng dạng, giải nghĩa bổ sung là bạn đã có được một cộng đồng cung cấp kiến thức có giá trị cho người dùng và cả Google. Đương nhiên, link tới những trang web có độ uy tín cao, nội dung chất lượng, hiệu quả sẽ tốt hơn. Vì vậy bạn cần phải chắt lọc thông tin kỹ lưỡng, tránh tình trạng rơi vào spam ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.
Góp phần nâng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm
Google luôn dành sự ưu tiên cao nhất cho trải nghiệm người dùng. Vì vậy những website sử dụng external links sẽ được đánh giá cao bởi chúng giúp cung cấp thêm thông tin cho người đọc. Một loạt nghiên cứu đã cho thấy tầm ảnh hưởng lớn của các liên kết ra bên ngoài trang đối với thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Do đó, bạn hãy lựa chọn các outbound link chất lượng cao để chèn thêm vào bài viết của mình nhé.
Vào năm 2016, Andrey Lipattsev của Google đã ghi lại rằng bên cạnh nội dung, các liên kết là một trong ba yếu tố xếp hạng hàng đầu. Tới 30:15 trong video dưới đây.
Ammon Johns: Chúng tôi nghe nói rằng [liên kết] này là tín hiệu quan trọng thứ ba đóng góp vào kết quả hiện nay. Chúng ta có thể biết hai điều đầu tiên là gì không? Quản trị viên web có thể xây dựng các trang web tốt hơn nếu họ biết hai trang đầu tiên là gì không?
Andrey: Vâng; Tôi có thể cho bạn biết chúng là gì. Đó là nội dung và các liên kết trỏ đến trang web của bạn .
So sánh External link, Internal link và Backlink
Bên cạnh External Link thì còn có hai khái niệm khác vô cùng quen thuộc là Backlink và Internal link. Sau đây là những điểm giống và khác nhau của những loại liên kết này.
Điểm giống nhau
- Phải sử dụng anchor text cho cả 3 loại link này để neo URL, như vậy người dùng có thể dễ dàng click vào anchor text và biết được nội dung mình đang xem là gì.
- Cả 3 loại liên kết cần được đặt đúng ngữ cảnh và phải mang đến lợi ích thiết thực cho người đọc.
Điểm khác nhau
|
Khái niệm |
Đặc điểm |
External link |
Liên kết ra bên ngoài từ trang web của bạn đến trang web khác |
Các đường link ra bên ngoài cần được tối ưu hóa cả về chất lượng và số lượng |
Internal link |
Liên kết nội bộ giữa các trang thuộc về cùng một website Ví dụ: Bạn đặt một liên kết trỏ đến trang “Sản phẩm” từ trang “Giới thiệu” |
Số lượng liên kết nội bộ trong một webpage không bị giới hạn |
Backlink |
Liên kết từ trang web khác trỏ về trang web của bạn |
Website bên thứ 3 đặt backlink trỏ về website của bạn cần có nội dung chất lượng, được tối ưu hóa Kẻ xấu hoặc đối thủ cạnh tranh có thể làm giảm uy tín website của bạn bằng cách spam backlink |
Phân loại External Link
Bên cạnh việc hiểu rõ bản chất của liên kết ngoài trang, bạn cũng cần nắm được nó được phân thành bao nhiêu loại. Dựa vào cách thức đặt link trong website, người ta chia External Link làm 2 loại, cụ thể như sau:
Inbound Link
Bạn có thể hiểu đơn giản Inbound Link là liên kết đặt trực tiếp trong website của bạn. Có nghĩa người dùng khi truy cập vào bất cứ bài viết trong web có chứa link liên kết, khi click chuột nó sẽ đưa họ tới trang khác cùng thuộc web đó. Vì vậy, một bài viết chuẩn SEO ngoài việc tối ưu nội dung web, bạn cần phải đặt Inbound Link. Thông qua đó, nội dung trang web của bạn được thể hiện rõ nét nhất. Nó tạo ra một mạng lưới liên kết nội bộ trang, hỗ trợ tăng traffic và giảm chỉ số Bounce Rate.
Outbound Link
Thực tế nhiều người không thực sự hiểu Outbound Link là gì dẫn đến việc tiếp cận sai. Trong SEO, Outbound Link là thuật ngữ chỉ liên kết trỏ về hay Backlink. Liên kết này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tối ưu Onpage.
Thông qua Backlink, người dùng có thể truy cập vào web của bạn một cách nhanh nhất khi họ đang ở một website khác. Đơn giản hơn, Backlink giống như đường tắt và là một phiếu bầu thể hiện sự uy tín của web. Nhờ đó, ghi dấu ấn tượng với công cụ tìm kiếm khi đánh giá xếp hạng.
Lưu ý cần nhớ khi tạo External Link
Việc triển khai External Links cho website khá đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại như thế nào còn do cách bạn tạo. Để đạt được kết quả như mong muốn, tăng hạng web trên công cụ tìm kiếm, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Đa dạng hóa các link liên kết tới website.
- Lựa chọn Anchor Text phù hợp với nội dung bài viết liên kết.
- Trong một trang không đặt quá nhiều liên kết ngoài.
- Tập trung chất lượng của External Link thay vì số lượng.
- Kiểm tra thật kỹ uy tín của tên miền, trang web muốn liên kết.
- Kiểm soát chặt chẽ External Link trên blog.
Cách chọn External Links phù hợp
Mặc dù liên kết website ngoài có hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc có thể dùng bất cứ link nào tùy thích. Bạn cần phải có sự chọn lọc và kiểm soát kỹ lưỡng.
Bạn cần hiểu một điều rằng liên kết ngoài chúng ta rất khó quản lý. Vậy nên những link thật chất lượng mới nên khai thác. Bạn có thể áp dụng cách chọn External Links theo các tiêu chuẩn sau đây.
Cách chọn External Links |
Chi tiết |
Kiểm soát chi tiết External Link trên blog comment |
Việc đọc giả có thể thoải mái chèn link trên web của bạn chính là một sai lầm. Nó vô tình biến trang của bạn trở thành một mớ hỗn độn ai cũng dễ dàng lấy Backlink. Vậy nên hay cài đặt chế độ kiểm duyệt bình luận để đảm bảo nội dung. Đồng thời kiểm soát được những comment giúp gia tăng lượng tương tác tốt. |
Hạn chế link đến web quảng cáo có trả phí |
Tận dụng trang chạy ads trong trường hợp này hoàn toàn không có lợi. Bởi người dùng hiện nay rất tinh vi, họ dễ dàng nhận ra những thông tin quảng cáo không hữu ích. Muốn sở hữu External Link chứa nội dung quảng cáo, tốt nhất bạn nên chủ động thực hiện. Nếu gắn liên kết ngoài trang, bạn nên thêm thuộc tính “rel=nofollow” để không gây thất thoát sức mạnh của site. |
Tạo liên kết tới trang chất lượng, uy tín |
Thực tế, External Link tốt thường được liên kết tới các trang có nội dung liên quan. Nó cung cấp được thông tin bổ sung về chủ đề bài viết của bạn. Đương nhiên, người dùng bắt gặp liên kết này cũng sẽ hài lòng hơn vì nhận được đúng giá trị cần thiết. Hạn chế tối đa tạo link tới trang web spam. Vì như vậy vừa khiến tỷ lệ thoát trang cao mà còn hạ thấp đánh giá của Google. |
Dùng Link Out đến các trang uy tín |
Tạo Link Out tới trang web uy tín là cách bảo vệ PBN (Private Blog Network) hữu hiệu nhất. |
Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể tham khảo:
Những trang nào không nên đặt Link Out?
Khi xây dựng liên kết website, việc đặt Link Out cho trang web rất quan trọng. Nhưng nếu bạn áp dụng trên những website kém chất lượng hậu quả dẫn đến không thể lường được. Vậy nên, bạn cần hạn chế tránh những page có nội dung sau đây:
- Trang web thường xuyên lặp lại nội dung đã có sẵn trong bài viết.
- Website sử dụng tài liệu, dẫn chứng không chính xác để đánh lừa người đọc.
- Liên kết xây dựng chỉ có mục đích quảng bá cho web khác.
- Web cần phải thanh toán mới được xem nội dung liên quan.
- Website hạn chế truy cập khi lượng người dùng lớn.
- Trang web riêng lẻ, lập nên với mục đích bán dịch vụ, sản phẩm.
- Web không liên quan đến nội dung, chủ đề bài viết,
- Liên kết tới các trang mạng xã hội, forum, diễn đàn, nhóm thảo luận.
- Liên kết liên quan đến web người nổi tiếng hoặc blog cá nhân.
Ghi nhớ 8 loại link nên tránh khi đặt External Link
Như vậy, External Link có tác động rất lớn tới vị trí thứ hạng của website. Chính vì thế, khi xây dựng mạng lưới liên kết ngoài trang, bạn cần tạo thành một chuỗi thống nhất, có ý nghĩa. Cùng với đó, nên hạn chế đặt External Link trong những trường hợp dưới đây.
Trường hợp không nên đặt External Link |
Chi tiết |
Đặt External Link trong danh sách |
Danh sách nhúng cung cấp thông tin trực tiếp và điều hướng nội bộ website. Vì vậy, bạn không nên đặt các liên kết ngoài tại đây. Thay vào đó, bạn có thể đặt External Link ở nội dung cuối bài viết. |
Link đến trang tiểu sử cá nhân |
Tuyệt đối không nên đặt link liên kết tới các trang tiểu sử cá nhân vì việc xác thực thông tin chưa chắc chắn. Nó có thể khiến website của bạn nhận hình phạt vì cung cấp nội dung sai lệch từ Google. |
Link đến trang yêu cầu đăng ký |
Hạn chế tối đa chèn External Links đến website cần đăng ký. Bởi người dùng hiện nay không kiên nhẫn để thực hiện điều đó. Như vậy sẽ khiến tỷ lệ thoát trang tăng cao. |
Liên kết tới nội dung không phải tiếng Việt |
Khi web của bạn đang triển khai nội dung thuần Việt cho người Việt, việc link tới các trang sử dụng ngôn ngữ khác sẽ khiến người dùng tốn thêm nhiều thời gian đọc hiểu tài liệu. Vậy nên, bạn nên hạn chế tối đa chèn liên kết tới những trang này. Trường hợp vẫn muốn link tới đó, bạn hãy chọn các trang web chính thức có sẵn tiếng Việt hoặc web có chứa công cụ hỗ trợ như bản đồ, bảng biểu, sơ đồ để có thể nắm được thông tin mà không cần đọc. |
Liên kết tới trang điều hướng |
Sử dụng liên kết ngoài tới các trang điều hướng tới URL khác sẽ khiến web của bạn bị xếp vào danh sách spam. |
Các trang chứa nhiều định dạng media |
Liên kết tới những trang có văn bản thuần túy hoặc hiển thị bằng HTML là lựa chọn tối ưu nhất. Đối với trang định dạng media bạn cần cân nhắc kỹ, bởi có thể nó không tương thích với cài đặt và trình duyệt người dùng. |
Liên kết trang web video do người dùng gửi |
Mặc dù chưa có lệnh cấm nào liên quan tới các link video hoặc youtube do người dùng gửi nhưng cũng cần phải tuân theo quy tắc để tránh rơi vào Blacklist. |
Hạn chế đưa quá nhiều lập luận |
Với các bài viết nội dung, việc cung cấp dẫn chứng cho các luận điểm là phù hợp. Tuy nhiên bạn không nên tạo External Link trong bài có nhiều luận điểm. Hãy chắt lọc và cân nhắc để tránh tình trạng spam. |
Nên đặt External Link dạng Nofollow hay Dofollow?
Vào năm 2005, Google đã giới thiệu thẻ nofollow như một minh chứng cho những nhận xét spam.
“Những liên kết đó sẽ không nhận được bất kỳ tín dụng nào khi chúng tôi xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm của mình.”- Google
Thẻ nofollow là một dấu hiệu cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm biết rằng trang được liên kết không được liên kết với trang của bạn và trang đó không được thu thập thông tin.
“Sử dụng thuộc tính này cho các trường hợp bạn muốn liên kết đến một trang nhưng không muốn ngụ ý bất kỳ loại chứng thực nào, bao gồm chuyển tín dụng xếp hạng sang một trang khác.” – Google
Bạn có thể kiểm tra xem một liên kết có phải là nofollow hay không bằng cách tìm kiếm thẻ này trong mã nguồn:
<a href=”http://www.domain.com/” rel=”nofollow”>Anchor text</a>
Sau đó, vào năm 2019, Google đã cập nhật nofollow để bao gồm thẻ rel=UGC và rel=Sponsored mới để đánh dấu các đóng góp và ‘đã thanh toán’ cho các vị trí.
Thay đổi lớn nhất là bản cập nhật của nofollow thành một gợi ý chứ không phải là một chỉ thị hỗ trợ niềm tin rằng một số liên kết nofollow trên các trang quan trọng vẫn vượt qua một số giá trị liên kết.
Bất kể nofollow hay follow, các liên kết ngược vẫn có giá trị khi được đặt ở nơi chúng có thể mang lại lưu lượng truy cập chất lượng phù hợp. Và điều này nên được xem xét khi xây dựng các liên kết bên ngoài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về liên kết ngoài trang. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của External Links và biết làm thế nào tận dụng tối đa. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay GYB Agency sẽ hỗ trợ giúp bạn.