Silo Là Gì? 6 Bước Tạo Lập Cấu Trúc Silo Chi Tiết – GYB Agency

Hoàng Nghĩa Hoàng Nghĩa |

9:31 28/05/2024

Với SEOer, bất cứ vấn đề liên quan tới thành công của web đều nằm trong mối quan tâm hàng đầu. Và cấu trúc Silo cho website cũng vậy. Hiểu rõ cấu trúc này, bạn sẽ biết cách xây dựng nền tảng web tốt, từ đó nâng hạng page một cách hiệu quả. Vậy còn chần chờ gì, tìm hiểu ngay thôi!

Cấu trúc Silo là gì?

Trước khi bắt tay xây dựng cấu trúc Silo cho web, hãy cùng tìm hiểu Silo là gì . Phải nắm chắc bản chất của mô hình này, bạn mới có thể đưa ra những cách tiếp cận đúng, phù hợp với đặc trưng trang của mình.

Theo nhiều tài liệu, cấu trúc Silo là cấu trúc website nhóm các trang cùng nói về một chủ đề thông tin với nhau. Nó chia nội dung thành các thư mục riêng biệt. Mỗi nhóm trong hệ thống này được phân thành thứ bậc căn cứ trên topic và subtopic. Nội dung nào liên quan sẽ được gom chung một nhóm. Hiện nay, việc tích hợp Silo vào chiến lược SEO đã phát triển, đặc biệt là ở khía cạnh việc sắp xếp bài viết trong các nhóm chủ đề một cách có tổ chức để tạo ra sự chuyên sâu cho nội dung.

Tóm lại, có 2 cách để gom các trang lại với nhau, bao gồm: nhóm theo danh mục (silo vật lý), nhóm theo liên kết nội bộ (silo ảo).

cấu trúc silo
Silo là gì? Tìm hiểu về cấu trúc silo

Silo vật lý là gì?

Silo vật lý là một trong hai cách triển khai cấu trúc Silo trong Search Engine Optimization. Hình thức này thông qua thiết lập thư mục URL. Nó đóng vai trò như tủ phân loại tài liệu nhằm sắp xếp các trang liên quan với nhau có hệ thống. Đây là phương pháp nhóm silo mà chúng ta có thể quan sát thấy bằng mắt.

Ví dụ:

  • Tổng hợp các bài viết về Marketing sẽ được GYB đặt trong danh mục https://gyb.vn/marketing/ . Tại đây, các bài viết sẽ được sắp xếp vào cùng 1 trang.
  • Còn về bài viết 7 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất 2023 sẽ có URL: https://gyb.vn/marketing/chien-luoc-marketing/ . Nhìn vào đường dẫn, chúng ta có thể biết nội dung bài viết là về chiến lược marketing.

Thông qua địa chỉ URL, người dùng và cả Googlebot sẽ biết page con đó đang hướng về chủ đề gì. Cấu trúc Silo này thường được áp dụng cho các trang thương mại, bán hàng.

Trong mỗi chủ đề bao gồm nhóm trang lưu trữ về một category cụ thể. Chẳng hạn: Máy lạnh, máy giặt, điện gia dụng, đồ nhà bếp,…. Trong category sẽ có những thư mục phụ, chính là subcategory đa dạng. Ví dụ: LG, Toshiba, Samsung, Sharp,….

Vì vậy, để xây dựng mô hình Silo vật lý, bạn cần tạo cấu trúc thư mục song song với chủ đề bao phủ web. Lưu ý, mỗi file sẽ nằm trong category riêng và không được xếp một file vào cùng 2 category để tránh trùng lặp.

Silo ảo là gì?

Càng tìm hiểu cấu trúc Silo là gì, bạn sẽ thấy để xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh cần nhiều thời gian. Đặc biệt không nên bỏ qua Silo ảo. Đây là hình thức dùng tổ chức Internal Link (liên kết nội bộ) của web để liên kết nội dung liên quan giúp tăng độ tin cậy cho Landing Page.

Như đã chia sẻ phần trên, Silo vật lý đòi hỏi các trang cùng chủ đề phải sắp xếp trong một thư mục. Thì với Silo ảo chính là những hypertext link giữa các trang ấy. Vì vậy chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo liên kết bài viết cùng 1 topic có liên quan đến nhau

Đặc biệt, từ “ảo” ám chỉ sự khó nắm bắt và phải nhận diện thông qua các công cụ SEO chuyên dụng như Screaming Frog hoặc các công cụ tương tự.

Phương pháp triển khai hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại là Topic Cluster hay Content Pillar. Các bài viết có nội dung liên quan được kết nối nội bộ với nhau và đồng thời đề cập đến bài viết chủ đề.

Ví dụ:

Khi bạn đang xây dựng nội dung trang web với chủ đề mẫu thiết kế nhà đẹp. Tuy nhiên ở silo “Thiết kế nhà phố đẹp” sẽ chỉ được liên kết các bài viết:

  • Thiết kế nhà 1 tầng
  • Thiết kế nhà 2 tầng
  • Thiết kế nhà 3 tầng

Tuy nhiên, nếu không có Silo vật lý, liên kết trang bằng Silo ảo vẫn mang đến hiệu quả. Spider của công cụ tìm kiếm sẽ theo các liên kết này để crawl lại nội dung chính của web. Bởi lẽ đó, Silo ảo có vai trò vô cùng quan trọng.

Thông qua liên kết trang liên quan, bạn dễ dàng tạo được sự thống nhất về nội dung cho toàn website. Theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên xây dựng liên kết theo dạng phân tầng cùng với Landing Page và các trang con. Nó sẽ tạo nên kết nối đa chiều, tăng hiệu quả tối ưu.

Phân biệt cấu trúc Silo và phẳng

Nếu cấu trúc Silo sắp xếp nội dung theo nhóm, phân theo mức độ quan trọng, cấu trúc phẳng lại đặt tất cả bài viết ngang bằng nhau. Đôi khi nó được nhóm theo category đơn giản hoặc theo ngày. Hệ thống này được dùng phổ biến trong blog hơn là các web thương mại.

Theo các chuyên gia đánh giá, cấu trúc phẳng vẫn dùng cho website bán hàng được. Tuy nhiên, hệ thống nội dung theo chiều sâu Silo mới là lựa chọn tối ưu hơn cả. Như vậy vừa thuận tiện cho người dùng lại dễ dàng ghi điểm với Google.

cấu trúc silo và cấu trúc phẳng
Mô hình cấu trúc silo và cấu trúc phẳng

Vai trò của cấu trúc silo trong SEO website

Có nhiều mô hình để xây dựng nội dung và cấu trúc trang web. Tuy nhiên, người làm SEO sẽ quan tâm nhất đến hai loại cấu trúc trang web: cấu trúc silo và cấu trúc phẳng. Riêng về cấu trúc silo, dưới đây là 4 lợi ích lớn mà nó đem lại:

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục hiệu quả

Mỗi ngày, các công cụ tìm kiếm huy động hàng tỷ bot để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho hàng triệu trang web trên khắp thế giới. Mô hình silo tổ chức các trang có nội dung thông tin liên quan thảo luận về cùng một chủ đề và được liên kết chặt chẽ với nhau.

Googlebot sẽ di chuyển xung quanh trang web rất dễ dàng và hiệu suất thu thập dữ liệu đạt mức cao nhất. Điều này giúp tăng quyền hạn (domain authority) của trang web về chủ đề mà nội dung đang nói đến.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Hãy coi trang web của bạn như một cuốn sách, cấu trúc silo sẽ chia nội dung “cuốn sách” thành các phần khác nhau. Nội dung trong các phần này có mối quan hệ với nhau. Điều này sẽ giúp người dùng nắm bắt được nội dung website và dễ dàng chuyển sang các trang, bài viết khác mà không cần phải quay lại truy vấn của công cụ tìm kiếm.

Tìm hiểu chi tiết về silo tại đây: SEO Silos: How to Rank for More Keywords Without Building Links [5 Ways]

Điều hướng trang web của bạn dễ dàng hơn

Khi nội dung trang web của bạn được nhóm hợp lý thành các phần khác nhau, người dùng của bạn sẽ dễ dàng tìm thấy bất kỳ thông tin nào họ cần. Hơn nữa, nguyên tắc vàng của tối ưu hóa Silo là chèn liên kết đến nội dung có liên quan vào các bài đăng trên blog và các loại trang đích của bạn, khiến người dùng ở lại trang web của bạn lâu hơn và điều hướng từ trang này sang trang khác.

Giúp tối ưu hóa trang web với các từ khóa có liên quan

Siloing tạo ra một cấu trúc phân cấp hợp lý trên trang web của bạn với các liên kết nội bộ nhất quán và các từ khóa có liên quan. Theo cách đó, mỗi trang đích của bạn được tối ưu hóa với một lượng từ khóa cần thiết liên quan đến một chủ đề cụ thể. Nó giúp bạn tránh nhồi nhét từ khóa và đặt các từ khóa đuôi dài có liên quan trên trang web của bạn.

Cách tổ chức cấu trúc Silo cho web

Khi đã hiểu rõ cấu trúc Silo là gì bạn sẽ rất dễ triển khai nó. Bạn có thể áp dụng tổ chức hệ thống Silo cho website của mình theo 4 bước cơ bản sau đây.

Tổ chức cấu trúc Silo cho web

Chi tiết

Xác định chủ đề bao quát

Bạn cần trả lời câu hỏi sau: Bạn đã có nội dung gì(hoặc dự định)? Đối tượng hướng tới là ai? nhằm mục đích như thế nào?

Kết hợp với nghiên cứu từ khóa để cân nhắc các chủ đề phù hợp nhất.

Chọn chiến lược phù hợp

Cùng với việc xác định chủ đề bao quát, bạn cần nghiên cứu chiến lược thực hiện thông minh, tối ưu.

Lập plan cấu trúc liên kết

Trước tiên phải kiểm tra cấu trúc liên kết của bạn. Đồng thời quyết định phương thức kết nối các trang với nhau tạo thành hệ thống.

Để tạo một chủ đề Silo, bạn nên cần ít nhất 5 trang nội dung tương đồng. Hãy dựa trên cách người dùng tìm kiếm thông tin để thực hiện việc này nhanh hơn.

Triển khai các Silo chi tiết

Sau khi đã hoàn tất những bước kể trên bạn tiến hành triển khai xuất bản nội dung. Trong đó bao gồm cụm từ khóa mục tiêu cho từng Silo theo chủ đề.

Bên cạnh đó là tạo liên kết để kết nối các trang hỗ trợ cho mỗi Silo. Đồng thời củng cố trang đích Silo cấp cao của website.

Hướng dẫn cách xây dựng Silo bài bản với 6 bước chi tiết

Quá trình tối ưu hóa SEO web sẽ đơn giản hơn nếu bản chất website của bạn được xây bằng cấu trúc Silo. Tuy nhiên để đạt được điều này, bạn cần khám phá sâu và nắm rõ trong lòng bàn tay cấu trúc Silo là gì.

Nếu chưa biết làm thế nào để tạo cấu trúc Silo cho website chuẩn, bạn hãy tập trung vào phần chia sẻ dưới đây. Từng bước cụ thể sẽ được phân tích chi tiết. Chắc chắn, bạn sẽ có thêm nhiều “vốn” khi xây dựng hệ thống cho website.

Bước 1: Xác định chủ đề xuyên suốt cho website

Điều đầu tiên không thể thiếu khi xây dựng cấu trúc Silo đó chính là xác định chủ đề cốt lõi. Bạn cần trả lời những câu hỏi sau: Hình thức của trang web là gì? Hướng đến mục tiêu nào? Cung cấp cho người dùng giá trị ra sao? Từ đó, bạn sẽ thuận lợi để tìm ra topic của trang web.

Ví dụ:

  • Thiết kế Nhà 365- Là trang chia sẻ các mẫu nhà đẹp và bài viết kinh nghiệm khi xây dựng nhà. Bên cạnh đó, cung cấp các dịch vụ thi công, thiết kế mẫu nhà uy tín, chuyên nghiệp.
  • Thông tắc cống Hoàng Long- Thương hiệu chuyên cung cấp các dịch vụ thông tắc cống, hút bể phốt, thông cống thoát sàn,…

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp lớn, hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành việc tìm kiếm chủ đề sẽ khó hơn nhiều. Lúc này, bạn nên phân rõ từng lĩnh vực hoạt động và thiết kế nó theo chiều dọc để dễ quản lý hơn.

Như vậy, dù thêm bao nhiêu sản phẩm, nhóm ngành trên trang người truy cập dễ dàng truy ra được. Hãy phân loại bằng các thẻ tiêu đề trang tạo nên sự khác biệt. Chắc chắn không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn được Google chấm điểm tốt.

Bước 2: Xác định topic chính của website

Trong website, chủ đề xuyên suốt chính là thư mục mẹ, còn topic chính sẽ là thư mục con. Nó được chia thành nhiều nhóm nội dung riêng biệt và có mối liên hệ với nhau. Chỉ khi xác định chính xác, bạn mới thiết lập được hệ thống nhóm thông tin phù hợp cho từng page nhỏ.

Để nhận định chính xác chủ điểm cần xây dựng, bạn nên trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Sản phẩm kiếm tiền chính trên website là gì?
  • Những nội dung nào liên quan tới các dòng sản phẩm trên site?
  • Lý do mọi người cần/muốn/nên chọn sản phẩm này?
  • Ai cần/muốn sản phẩm?
  • Sản phẩm của bạn có giá trị nào hơn các đối thủ cạnh tranh?
  • Các vấn đề của sản phẩm cần giải quyết?

Căn cứ vào câu trả lời, bạn dễ dàng xác định chủ đề đủ rộng để trở thành danh mục lớn. Những vấn đề nhỏ hơn có thể tận dụng tạo idea cho thư mục con và là nền tảng cho nội dung page sẽ khai thác.

Ngoài ra, để tìm đúng topic chính, bạn hãy kết hợp nghiên cứu từ khóa. Để chính xác hơn bạn có thể tận dụng tính năng phân tích keyword trong Google Analytics. Như vậy sẽ phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng và đặc tính sản phẩm, mô hình kinh doanh.

Bước 3: Lập Sitemap phân cấp website

Sau khi quyết định chủ đề chính của website, bạn cần sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên. Lúc này, phân cấp trang web sẽ được thành hình cơ bản. Bạn có thể thực hiện thông qua ứng dụng Flowchart hoặc MS Office.

Trong đó, trang chủ sẽ đại diện cho chủ đề chính của web (Theme), các danh mục chính là chủ đề lớn(topic). Còn lại thư mục con và page nhỏ nằm trong những subtopic của trang.

Theo chia sẻ ở phần trên, xây dựng web theo chiều sâu là tốt nhất là những đơn vị lớn, nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, tối ưu nhất bạn nên giới hạn bản đồ trang web chỉ trong khoảng từ 2 – 3 cấp. Như vậy mới đảm bảo chỉ số Bounce Rate ở mức độ ổn định.

Sitemap phân cấp website
Hoạch định sitemap cho website

Bước 4: Triển khai cấu trúc Silo vật lý

Hệ thống Silo vật lý liên quan tới nhóm các page cùng chủ đề trong một thư mục con. Vì vậy việc thiết lập cấu trúc Silo này có phần dễ dàng hơn với website chưa khởi chạy. Nó sẽ cho phép bạn nhận diện được tổng thể trang web và cấu trúc URL xuất hiện như thế nào.

Khi xây dựng Silo vật lý, hãy tưởng tượng website của bạn giống như một tủ hồ sơ trực tuyến. Mỗi folder trong đó chính là chủ đề và tài liệu trong thư mục giống như trang nhỏ trên web. Nếu bạn nhóm nội dung càng chặt chẽ, tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn.

Bước 5: Thiết lập cấu trúc Silo ảo

Cùng với Silo vật lý, cấu trúc Silo ảo giúp việc tối ưu website được thuận lợi hơn. Nhất là trong trường hợp trang web cần “đại tu” lại toàn bộ, sử dụng Silo ảo sẽ khả thi hơn.

Hệ thống này được tạo bằng cách link trang chủ đề và các page hỗ trợ(support) thảo luận topic cụ thể. Trong mỗi trang support có sự kết nối tới các danh mục đích tạo thành vòng tuần hoàn. Vì thế, khi truy cập, người dùng dễ bị thu hút vào các nội dung tương đồng hơn.

Không chỉ vậy, công cụ tìm kiếm khi quét toàn bộ website sẽ đánh giá cao các liên kết đã hình thành. Đặc biệt nếu tối ưu hóa hệ thống internal link có tác dụng định vị trang đích tốt nhất. Từ đó, mang đến hiệu suất mạnh trong SERP(Search Engine Results Page).

Trong Silo ảo, trang danh mục đích và hỗ trợ không cần nằm trong cùng một thư mục. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo tất cả các page có liên quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời, trang đích chính là chủ đề rộng nhất, bao hàm toàn bộ nội dung.

Bước 6: Tạo tập hợp nội dung toàn diện

Để có được một cấu trúc Silo tối ưu, bạn cần thu thập, tập hợp những nội dung đa dạng, toàn diện. Sự đa dạng thông tin cho phép bao hàm nhiều vấn đề liên quan khác nhau trong cùng một chủ đề.

Ngoài nội dung dạng text, hãy kết hợp cùng hình ảnh và video. Nó không chỉ tăng tính phong phú mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng tốt nhất. Đặc biệt, đừng quên gắn nhãn và sử dụng các phần tử trên trang như: Chú thích, tiêu đề, thẻ ALT tương thích với công cụ tìm kiếm.

cấu trúc Silo
Tối ưu thêm bài viết để cấu trúc Silo hiệu quả

Các câu hỏi thường gặp về cấu trúc Silo

Có thể xem cấu trúc Silo của đối thủ hay không?

Có đến 80% các website hiện nay không được thiết kế theo cấu trúc Silo. Nếu muốn biết đối thủ có đang áp dụng cấu trúc silo cho trang web của mình không, bạn có thể cuộn vài lần để kiểm tra sơ đồ của website đó.

Có nên xây dựng các Silo vật lý hay không?

Việc phát triển các Silo vật lý được khuyến khích, đặc biệt là đối với các trang web kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc nhiều mẫu mã, thương hiệu… khác nhau. Với các Silo vật lý phù hợp, người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm mình cần một cách vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Dĩ nhiên Google vẫn có khả năng hiểu rõ cấu trúc website dựa trên Silo ảo. Tuy nhiên Silo ảo sẽ không giúp người dùng được hưởng trải nghiệm tốt nhất khi truy cập vào website của bạn.

Cấu trúc URL cho các bài viết chi tiết nên đặt như thế nào?

Cấu trúc URL cho bài viết chi tiết được một số website áp dụng như sau: domain.com/Silo-name/post-name. Tuy nhiên đây là một cấu trúc URL phức tạp một cách không cần thiết. Cấu trúc URL theo dạng domain/post-name có thể được dùng cho toàn bộ các bài đăng và tất cả các trang trên website miễn là bạn đang sở hữu Silo Internal Link hợp lệ.

Có nên sử dụng sub-Silo?

Sub-silo được hiểu là những silo phụ bổ sung và được đặt dưới silo chính. Việc sử dụng sub-silo để phân tầng sẽ mang lại lợi ích to lớn đối với những trang web đa ngành hoặc kinh doanh nhiều loại hình sản phẩm/dịch vụ, các mặt hàng của nhiều thương hiệu khác nhau. Sub-silo có thể không cần thiết trong trường hợp website của bạn đang tập trung vào một ngách hoặc siêu ngách.

Cách thức nhắm chọn từ khóa trên Silo page

Để nhắm chọn từ khóa trên silo page, bạn hãy tạo ra một nhóm từ khóa không gây nhầm lẫn cho thuật toán của công cụ tìm kiếm và người dùng. Để làm được điều này, bạn cần phát triển list từ khóa dựa trên lịch sử lưu lượng truy cập website, tiếp đó thu hẹp phạm vi từ khóa theo từng chủ đề khác nhau và cuối cùng hãy tìm ra từ khóa phù hợp cho từng trang.

Hy vọng, qua đây bạn đã hiểu rõ cấu trúc Silo là gì, cần xây dựng hệ thống này như thế nào tối ưu nhất. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại kết nối với GYB Agency ngay hôm nay.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:

Navigation Bar là gì? Cách tạo thanh điều hướng cho website

Hoàng Nghĩa

Hoàng Nghĩa

Tôi là Hoàng Nghĩa, hiện là CEO/Founder của GYB AGENCY, trải qua hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing giúp tôi hiểu rõ bản chất và khó khăn trong của ngành. Chính vì thế, tôi mong muốn chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm của mình, hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Kiến thức