Để tạo được ấn tượng cũng như khiến người dùng dễ nhớ mỗi khi truy cập, mọi người thường đặt tên miền độc đáo, khác biệt cho website của mình. Vậy tên miền là gì? Chia sẻ sau đây từ A-Z các kiến thức thú vị về tên miền!
Tên miền là gì?
Tên miền là gì? Giải thích một cách dễ hiểu nhất, tên miền (domain) là địa chỉ của một trang web mà người dùng cần nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào. Hiện nay, địa chỉ IP được sử dụng có đến 32 bit và chia thành 4 Octet, bao gồm một dãy 12 số được ngăn nhau bởi dấu chấm. Bởi vì địa chỉ IP dài dòng như thế nên người ta sẽ lựa chọn dùng tên miền để thay thế, giúp mọi thứ được đơn giản hóa.
Tìm hiểu về thuật ngữ tên miền là gì?
Các loại tên miền phổ biến và những tên miền mới xuất hiện
Có lẽ bạn sẽ không còn thắc mắc tên miền là gì nữa khi biết được các loại tên miền dưới đây – những tên mà bạn rất dễ bắt gặp khi truy cập vào bất kỳ website nào.
- .com: Đây là tên miền được viết tắt của từ “commercial”, mang ý nghĩa thương mại và cũng là tên miền được rất nhiều người lựa chọn cho website của mình. Khi sở hữu tên miền này, vị thế doanh nghiệp của bạn cũng tăng cao bởi chúng mang độ tin cậy cao đối với người dùng internet hiện nay.
- .net: Từ nguyên văn của tên miền này là “network”, nghĩa là mạng lưới và thường các nhà cung cấp dịch vụ internet, công ty chuyên kinh doanh website, doanh nghiệp liên quan đến hạ tầng internet,… sẽ lựa chọn sử dụng tên miền này.
- .org: Là tên miền được viết tắt của từ “organization” mang nghĩa là tổ chức, được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc nhưng tổ chức khác liên quan đến việc liên kết thương mại.
- .biz: Tên miền này thường ít xuất hiện hơn, thường chỉ được dùng cho các trang web nhỏ liên quan đến giải trí, phim ảnh, các trang thương mại điện tử nhỏ,…
- .info: Với từ đầy đủ là “information” mang ý nghĩa thông tin, tên miền này thường được đặt cho các trang web chuyên lưu trữ tài nguyên khoa học, uy tín và chuyên nghiệp.
- .gov: Là từ viết tắt của “government”, được dùng cho các cơ quan thuộc chính phủ.
- .edu: Mang ý nghĩa giáo dục với từ nguyên văn là “’education”, tên miền này chuyên dùng cho các tổ chức liên quan đến giáo dục.
Các loại tên miền và những tên miền mới xuất hiện
Một số tên miền quốc gia khác như .com hoặc .com.vn cũng được sử dụng khác nhiều bởi chúng mang độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ 4.0, một số tên miền mới cũng bắt đầu xuất hiện như:
- .tv: Là tên miền thường được các công ty truyền thông lựa chọn sử dụng.
- .mobi: Tên miền thể hiện rõ được chuyên dành cho các công ty truyền thông, thiết bị di động,…
- .name: Tên miền này thường được các cá nhân sử dụng cho website của riêng họ để người khác dễ nhớ hình ảnh hoặc thông tin cá nhân của họ.
- .asia: Tên miền chung được dùng cho các khách hàng hoặc cá nhân trong khu vực châu Á.
- .tk: Tên miền này thuộc nước Tokelau nhưng được quyền đăng ký miễn phí, người dùng thường sử dụng chức năng DNS để gắn tên miền vào và hoạt động như website riêng.
- .mp: Đây là tên quyền quốc gia cấp cao nhất của quần đảo Bắc Mariana và người dùng hoàn toàn có thể đăng ký tên miền này miễn phí thông qua trang chi.mp
Phân biệt tên miền và URL
Khi đã biết tên miền là gì, bạn sẽ hiểu rõ rằng tên miền được tạo thành từ một chuỗi các ký tự được ngăn cách nhau bởi dấu chấm, các thành phần trong đó bao gồm website, top level domain name, tên miền cấp 2,… Ví dụ như gybseo.com được gọi là một tên miền.
Trong khi đó, URL được xem là một đường dẫn đến trang web đó, bao gồm cả thành phần “http://”. Ngoài ra, có một số URL còn có thêm thành phần “www”. Ví dụ với tên miền trên thì URL ở đây là http://gybseo.com.
Cách phân biệt tên miền và URL
Phân biệt tên miền và Hosting
Tên miền thôi vẫn là chưa đủ điều kiện cho một website hoạt động hiệu quả. Để trang web vận hành tốt hơn, bạn cần có thêm của Hosting bên cạnh tên miền. Trong khi bạn tìm hiểu tên miền là gì và biết được chúng có nhiệm vụ là giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy website của bạn, thì Hosting lại chính là toàn bộ không gian trên máy chủ và sở hữu tất cả nội dung trên website của bạn.
Xét về mặt kỹ thuật, tên miền và Hosting có vẻ như không khác nhau. Tuy nhiên, Hosting được xem như bao trùm cả tên miền, và một website thường hoạt động khi có cả hai.
Phân biệt domain và hosting
Tìm hiểu hệ thống Domain Name System (DNS)
DNS được viết tắt từ Domain Name System, được biết đến là hệ thống phân giải tên miền. Tại đây, người dùng có thể tạo nên một liên kết giữa tên miền và một IP máy chủ. Với việc liên kết này, người dùng có thể không nhớ tên miền nhưng chỉ cần nhớ địa chỉ IP bằng một dãy số.
Đối với các người dùng thì việc quản lý DNS và cấu hình chính xác là điều mà ai cũng mong muốn và thực hiện một cách thường xuyên.
Tìm hiểu về hệ thống Domain Name System (DNS)
Cách chuyển đổi tên miền (Transfer Domain)
Tên miền là gì mà có thể được chuyển đổi lẫn nhau giữa những người đăng ký? Và thuật ngữ Transfer Domain được dùng để nói đến việc chuyển đổi tên miền. Để tên miền được chuyển đổi thành công, bạn cần phải có các điều kiện sau đây:
- Tên miền đó đã được đăng ký, được chuyển đối ít nhất là 60 ngày trước hoặc được cập nhật WHOIS.
- Trạng thái của tên miền ở thời điểm đó không phải là Redemption hoặc Pending Delete.
- Chắc chắn rằng mã chuyển tên miền – domain authorization code (EPP code) đã sẵn sàng.
- Tất cả các thông tin chủ sở hữu phải đảm bảo chính xác và tắt chế độ dịch vụ bảo vệ thông tin tên miền.
Cách chuyển đổi tên miền lẫn nhau
Sự khác biệt giữa chuyển tên miền và trỏ tên miền
Nghe có vẻ giống nhau nhưng hai hoạt động này lại có sự khác biệt rõ ràng. Chuyển tên miền là trỏ tên miền là hai hoạt động cần được hiểu một các chính xác nhất để tránh nhầm lẫn khi thao tác.
- Chuyển tên miền hay còn được gọi bằng tiếng Anh là transfer domain, được xem là một thao tác chuyển tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Và tất nhiên là bạn cần phải trả phí cho hoạt động này tại nhà đăng ký mới, sau khi hoàn tất sẽ được gia hạn thêm một năm theo lẽ thông thường.
- Với trỏ tên miền thì đây là một thao tác giúp cho tên miền được kết nối đến hosting. Khác với việc chuyển tên miền, thao tác trỏ tên miền hoàn toàn không mất phí.
Chuyển tên miền và trỏ miền là hai thuật ngữ hoàn toàn khác biệt
Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?
Bất kỳ điều gì cũng đều có thời hạn sử dụng, và tên miền cũng như thế. Thông thường, sau khoảng 75 ngày thì bạn có thể mua lại tên miền hết hạn. Tùy từng TLD khác nhau mà số ngày hết hạn cũng khác nhau. Do đó, để biết được chính xác ngày hết hạn tên miền thì bạn có thể liên hệ với nhà đăng ký để xin thông tin.
Một điều cần lưu ý là chủ hiện tại vẫn có quyền khôi phục hoặc gia hạn tên miền trong khoảng thời gian chờ đợi tên miền được giải phóng. Do đó mà bạn cần kiểm tra thông tin whois nếu trạng thái của tên miền là pending delete, sau đó bạn có thể mua lại như mới sau khoảng thời gian 5 ngày.
Bao lâu thì mua lại được tên miền sau khi hết hạn?
Trên đây là tất cả các thông tin hữu ích về tên miền cũng như các khái niệm, thao tác liên quan giúp cho bạn hiểu rõ hơn tên miền là gì. Tuy nhiên, vì đây là những thuật ngữ chuyên môn nên không phải bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng hiểu rõ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào muốn giải đáp thì đừng ngại liên hệ với GYB Agency để cùng nhau thảo luận và hiểu rõ hơn lĩnh vực này.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:
- Slug là gì? Cách tối ưu Slug cho SEO chính xác nhất