Meta keywords là một trong những yếu tố SEO, đóng vai trò như “chìa khóa” giúp Google hiểu được nội dung trang web của bạn. Việc sử dụng meta keywords trong WordPress hiệu quả có thể giúp website thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn từ các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, liệu rằng hiện nay, phương pháp này còn mang lại lợi ích tối ưu như trước nữa không? Hãy cùng GYB tìm hiểu thông qua nội dung bài viết này.
Định nghĩa về thẻ Meta Keywords
Thẻ Meta keywords là gì ? Hiểu đơn giản là thẻ trên HTML và được sử dụng để cung cấp thông tin về nội dung của trang web. Meta keywords còn giúp Google biết được website của bạn đang chứa những từ khóa gì, bao gồm những chủ đề nào hay trang nội dung web đó là gì.
Meta keyword còn được gọi là “thẻ từ khóa”, là một thành phần không thể thiếu trong HTML. Ví dụ như <meta name= “author” content= “Nguyen Van A”>. Trong thẻ Meta, phần “name= “author” được sử dụng để xác định nội dung của thẻ Meta, đồng thời chỉ ra rằng thẻ này liên quan đến khái niệm tác giả. Bên cạnh đó trong mục content= “Nguyen Van A”, liên quan đến nội dung chính của trang web và tập trung vào việc giới thiệu tác giả.
Meta Keywords có nhiệm vụ gì?
Mỗi phần trong hệ thống WordPress đều đảm nhận những nhiệm vụ đặc biệt. Trong số đó, việc kết hợp thẻ Meta Keywords là một kỹ thuật quan trọng trong SEO. Thẻ này chủ yếu được sử dụng để Googlebot nhận diện, giúp Google hiểu được trang web có chứa những từ khóa gì.
Tuy nhiên, Google hiện đang áp dụng nhiều sự thay đổi liên quan đến tiêu chí của thẻ Meta Keywords trong SEO. Ngoài việc khai báo Meta Keyword trong WordPress, Googlebot cũng tự động quét và đánh giá nội dung của bài viết để xác định xếp hạng cho từ khóa.
Vai trò của thẻ Meta Keywords
Tối ưu hóa thẻ Meta Keyword được xem là một chiến lược quan trọng trong kỹ thuật SEO Onpage. Đây là bước không thể thiếu để đạt được vị trí hàng đầu trên trang tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, Googlebot hiện tại đã chuyển sang quét nội dung trang web để hiểu và xác định xếp hạng, loại bỏ sự phụ thuộc vào Meta Keywords.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau khi nói đến việc một số website lớn vẫn sử dụng thẻ Meta Keywords cho chiến lược SEO của họ. Trong những thị trường cạnh tranh cao, các chuyên gia SEO thường xuyên đặt mức độ tối ưu hóa cao nhất có thể, sử dụng Meta Keywords là cách họ có thể nắm bắt mọi cơ hội tiềm ẩn để duy trì hoặc cải thiện vị trí trang web.
Hướng dẫn cách kiểm tra thẻ Meta Keywords trên trang
Để kiểm tra xem thẻ Meta keywords seo đã khai báo hay chưa, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Sử dụng công cụ SEO META in 1 CLICK
Bước 1 : Tiến hành cài đặt công cụ SEO META in 1 CLICK trên trình duyệt Chrome hoặc thêm vào Add-ons của Firefox.
Bước 2 : Truy cập vào trang web cần kiểm tra và sử dụng tiện ích SEO META in 1 CLICK để xem thẻ Meta Keywords.
Bước 3 : Chọn phần SUMMARY để xem các vấn đề như Meta Keywords, URL, Meta Description, Title, Heading,… và điều chỉnh cần thiết để tối ưu website.
Cách 2: Sử dụng View Page Source
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U để xem mã nguồn trang web.
Bước 2: Tiếp theo, nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để mở khung tìm kiếm trên trang.
Bước 3: Trong ô tìm kiếm, nhập từ khóa <meta name = “keywords”> để tìm thẻ. Thường thì thẻ Meta Keywords sẽ xuất hiện ở phía dưới thẻ Meta Title và Meta Description trong mã nguồn trang.
Cách bật thẻ Meta Keywords trong WordPress nhanh chóng
Nếu trang web của bạn sử dụng nền tảng WordPress và đã tích hợp Plugin Yoast SEO, bạn có thể nhận thấy rằng thẻ Meta Keyword mặc định được ẩn đi. Để tái hiển thị nó, hãy tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Trong trang quản lý Plugin SEO, hãy điều hướng đến Dashboard. Chọn Title & Metas. Nhấn vào mục Other.
- Bước 2: Chọn Enabled ở phần Use Meta Tag Keywords và nhấn Lưu để áp dụng.
- Bước 3: Sau khi lưu, thẻ Meta Keyword sẽ xuất hiện trong cấu hình của Yoast SEO.
Hoàn tất ba bước trên, bạn sẽ kích hoạt thẻ Meta Keyword một cách đơn giản.
Bí quyết giúp tối ưu thẻ Meta Keywords trong SEO
Việc sử dụng thẻ Meta Keyword không còn được xem là bắt buộc trong chiến lược tối ưu hóa SEO hiện nay. Tuy nhiên, nếu trang web của bạn vẫn áp dụng thẻ này, có thể giúp Google nhận biết trang web nhanh chóng, từ đó tối ưu hóa được kết quả tìm kiếm.
Để thực hiện tối ưu hóa thẻ Meta Keyword, bạn cần nhập các từ khóa vào trong dấu ngoặc kép, có thể kết hợp nhiều từ khóa và phân cách chúng bằng dấu phẩy. Đồng thời, cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Cần có từ khóa chính, từ khóa phụ và các từ khóa liên quan đến thương hiệu và dịch vụ,
- Tránh lặp lại các từ khóa để tránh bị phạt vì nội dung trùng lặp từ Google,
- Sử dụng 2 – 5 từ khóa trong thẻ Meta Keyword,
- Tránh sử dụng từ khóa dài.
Cách kết hợp Meta Keywords trong nội dung như thế nào?
Bạn có thể lựa chọn phương thức tạo Meta Keyword của mình thông qua phương pháp thủ công hoặc sử dụng phần mềm đều được. Tuy nhiên, điều đáng quan trọng là những từ khóa bạn chọn để gắn thẻ Meta Keyword phải có liên quan chặt chẽ đến nội dung của trang web. Khi lựa chọn từ khóa, bạn hãy chú ý đến những tiêu chí quan trọng sau:
- Lỗi chính tả : Việc sửa chính tả trong thẻ meta giúp đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm hiểu rõ rằng trang của bạn liên quan đến các truy vấn tìm kiếm chính xác.
- Sử dụng các biến thể của từ khóa : Đây cũng là một chiến lược hữu ích để mở rộng danh sách từ khóa.
- Tìm kiếm thực : Cân nhắc sử dụng các cụm từ tìm kiếm đã đưa người dùng đến trang của bạn trước đây. Đó có thể là những từ khóa quan trọng để bạn tích hợp vào danh sách Meta Keyword của mình.
Liệu thẻ Meta Keywords còn quan trọng trong xếp hạng?
Tháng 9 năm 2009, Google xác nhận rằng đã loại bỏ việc sử dụng thẻ Meta Keywords trong việc đánh giá xếp hạng trang web. Đồng thời, Yahoo! cũng thông báo quyết định ngừng sử dụng thẻ Meta Keyword trong cùng giai đoạn đó. Bing, vào năm 2014, đã công bố chính thức rằng họ cũng không sử dụng thẻ Meta Keyword nữa.
Hiện nay, thẻ Meta Keywords không còn đóng vai trò quan trọng đối với trang web. Việc tối ưu hóa Meta Keywords Tag không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian, việc này vẫn có thể mang lại lợi ích cho chiến lược SEO của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về thẻ Meta Keywords
Meta Keywords hoạt động như thế nào?
Thẻ Meta Keyword SEO được sử dụng để khai báo danh sách những từ khóa mà trang web muốn chia sẻ với Google. Mặc dù vậy, thẻ Meta Key không xuất hiện trực tiếp trên trang web, mà chỉ thể hiện trên các công cụ tìm kiếm.
Những trường hợp nào nên sử dụng thẻ Meta Keywords?
Có hai trường hợp mà việc sử dụng Meta Key sẽ mang lại lợi ích tối ưu:
Xây dựng hệ thống gắn thẻ nội bộ trên trang web: Điều này sẽ giúp quản lý từ khóa trên trang web, ngăn chặn việc cạnh tranh từ các từ khóa, tránh sự chồng chéo trong công việc. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác với các nhóm khác nhằm nâng cao chất lượng nội dung.
Nghiên cứu từ khóa chính từ đối thủ: Để tìm hiểu và xác định rõ từ khóa cốt lõi cho trang web, bạn có thể tham khảo từ thẻ Meta Keywords trên các trang của những đối thủ cạnh tranh.
Thẻ Meta Keywords có là yếu tố xếp hạng cho trang web?
Trước đây, thẻ Meta Keywords được xem là một yếu tố quan trọng để xác định thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện nay, điều này đã không còn phù hợp nữa. Bởi sự lạm dụng của các chuyên gia SEO trong việc spam từ khóa đã khiến các công cụ tìm kiếm loại bỏ thẻ meta keyword, không còn coi nó là một yếu tố đáng tin cậy để đánh giá xếp hạng trang web.
Hiện Google đã bỏ qua và liệu có sử dụng lại thẻ Meta Keywords?
Hiện tại, vẫn chưa có một giải đáp chính xác đối với vấn đề này. Có khả năng trong tương lai, Google có thể quay lại sử dụng thẻ này, nhưng khả năng đó được đánh giá là rất thấp. Điều này là do Google đã bỏ qua việc sử dụng thẻ mô tả từ khóa trong suốt một thời gian dà. Và cho đến nay, chưa có bất kỳ lý do nào để thay đổi chính sách đó.
Trên đây là một số thông tin mà GYB chia sẻ về Meta Keywords trong WordPress . Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách thức hoạt động cũng như vai trò của loại thẻ này trong việc xây dựng website của mình. Hãy theo dõi GYB để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về các kiến thức liên quan đến SEO và Marketing.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan:
- URL là gì? URL là viết tắt của từ gì? Chi tiết về URL trang web
- Mật độ từ khóa là gì? Cách tối ưu Keyword Density trong SEO
- Cách SEO hình ảnh lên TOP Google nhanh chóng, đơn giản nhất
- Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text chuẩn SEO cho hình ảnh