Tìm hiểu về thẻ Meta Description là gì rất quan trọng trong quá trình tối ưu và SEO Website. Nói dễ hiểu, Meta Description là đoạn văn ngắn mô tả thông tin chung của bài viết, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được cách thức thực hiện.
Có nhiều bạn hay nhắn tin hỏi GYB rằng nếu không tạo Meta Description cho bài viết thì sao? Câu trả lời đơn giản đó là bạn đã không tối ưu hóa hết tiềm năng giúp bài viết website rank top cao trong khả năng có thể làm được. Thật sự rất lãng phí.
Vậy, cách viết thẻ Meta Description thế nào để đúng chuẩn, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm từ công cụ lẫn người dùng? Cùng tìm hiểu qua bài viết chi tiết sau đây.
Meta Description là gì?
Thẻ Meta là gì? Như đã nói sơ bộ phía trên, Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của bài viết hoặc trang web. Dựa vào thông tin này, công cụ tìm kiếm và người dùng có thể hiểu rõ hơn về chủ đề bạn đang triển khai, liệu có đúng với ý định tìm kiếm không? Từ đó góp phần lôi kéo người đọc nhấn vào đường link dẫn tới trang web của bạn để tìm hiểu chi tiết hơn.
Nếu bạn là người mới, dưới đây là 4 loại thẻ Meta chính mà khi triển khai SEO bạn cần nắm:
- Meta Keywords là gì? Danh sách các từ khóa có liên quan đến trang đang đề cập.
- Meta title là gì? 1 dòng văn bản của trang mà bạn sẽ thấy trên thanh trình duyệt. Các công cụ tìm kiếm xem văn bản này là “tiêu đề” của trang.
- Meta Description là gì? Mô tả nội dung ngắn gọn về trang
- Meta Robots là gì? Một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (robot hoặc “bot”) về những gì họ nên làm với trang.
Ngoài ra, bạn sẽ bắt gặp nội dung thẻ Meta này ở đâu? Có 2 vị trí như sau:
- Trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google, Cốc Cốc, Bing,… đây là đoạn mô tả nhỏ nằm ngay dưới Title, URL, rating, bài tháng,… của bài viết.
- Trên mạng xã hội khi URL được chia sẻ. Lúc đó nó sẽ hiển thị 1 dòng nhỏ như ảnh dưới.
Tầm quan trọng của Meta Description
Dưới đây là vài lý do hữu ích cho bạn về tầm quan trọng khi tối ưu thẻ Meta Description:
Thẻ Meta cung cấp thông tin để giúp Google hiểu chính xác nội dung chủ đề của bài viết. Vì là máy chạy nên phải đọc hiểu được thì mới phân loại và định hướng đúng cho thị trường. Nếu Google đọc qua không hiểu bạn đang viết gì hay Bài viết thuộc lĩnh vực nào? Vì thế việc trang lọt vào top 50 còn khó huống chi là xếp hạng cao trên trang 1. Vì thế, Meta Description là hạng mục cơ bản mà bạn cần tối ưu để hỗ trợ đưa từ khóa lên top (tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ở phần dưới)
Chức năng sâu xa khác của Meta Description chính là lôi kéo người dùng vào trang của bạn. Giữ nhiều trang của bên đối thủ xuất hiện cùng 1 lúc, liệu họ sẽ vào trang của bạn chứ không phải các trang kia bằng cách lướt qua tiêu đề và thẻ Meta mô tả? Vì thế, cách viết Meta Description sao cho hay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nhấp chuột CTR, và ảnh hưởng đến thứ hạng.
Khi bài viết hay và người dùng mong muốn share lên mạng xã hội để nhiều người cùng vào xem, lúc này sở hữu thẻ Meta Description hay sẽ là lợi thế. Vì rõ ràng, đọc hay, có cảm hứng, lại được chia sẻ từ người khác đã đọc thì cơ hội họ click vào bài để xem là rất cao.
Ngoài ra, theo thông tin mới nhất, Google thường xuyên viết lại các mô tả meta không khớp với các truy vấn tìm kiếm của người dùng. Theo Google, họ sử dụng mô tả meta, đoạn trích phong phú và nội dung trên trang để quyết định đoạn trích nào sẽ hiển thị trên SERP. Và mô tả meta của trang của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào cụm từ tìm kiếm mà ai đó sử dụng. Nhưng vì thế mà bạn không nên để Google tự tối ưu meta vì có rất nhiều trường hợp Google lấy đoạn trích không chính xác.
Vậy, sau khi đã nắm rõ tầm quan trọng của Meta Description trong SEO Onpage, hãy cùng tôi đến bước mà bạn mong chờ nhất trong bài viết hôm nay: cách viết Meta Description hay, chuẩn SEO và hấp dẫn.
Hướng dẫn cách viết Meta Description chuẩn SEO
Cách viết Meta Description có dễ không? Sẽ dễ nếu bạn hiểu được 2 quy chuẩn này: nội dung hấp dẫn và dễ hiểu cho cả người đọc và máy đọc. Thông thường người triển khai content SEO cho Website thường sẽ đáp ứng cho Google đọc hơn, dẫn đến vài trường hợp câu từ khá cứng nhắc, khó hiểu. GYB không khuyến khích bạn theo cách này mà cứ triển khai theo hướng ưu tiên người dùng trước.
Dưới đây là một vài quy tắc phổ biến được áp dụng trong việc viết Meta Description.
Độ dài hợp lý – 155 ký tự
Meta Description bao nhiêu ký tự? luôn là điều mà nhiều người thắc mắc khi triển khai. Thực tế, con số này đã được Google thay đổi kha khá lần, có lần cho phép dài 300 ký tự nhưng chỉ hiện thị tầm 155 ký tự đầu tiên. Vì thế, khi viết Meta Description bạn chỉ cần viết 2-3 câu dài từ 135 – 155 ký tự là vừa.
Độ dài nêu trên là vừa hợp lý để hoàn chỉnh câu từ cũng như hiển thị các ý chính của bài viết. Trước khi viết bạn có thể search keyword triển khai lên công cụ tìm kiếm Google, tham khảo và đếm qua số chữ, số ký tự được hiện thị từ các bài đối thủ đang rank top cao. Từ đó đưa vào triển khai cách chuẩn chỉnh hơn. Mẹo viết là đừng cố “gò” câu văn từ đầu mà hãy viết 1 đoạn giới thiệu thật hay và rút ngắn sau.
Mô tả đúng chủ đề
Một mô tả meta tốt sẽ thuyết phục mọi người rằng trang của bạn mang lại kết quả tốt nhất cho truy vấn của họ. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, bạn phải biết những gì mọi người đang tìm kiếm. Mục đích tìm kiếm của họ là gì ? Họ đang tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi? Nếu có, hãy cố gắng cung cấp cho họ câu trả lời đầy đủ nhất. Họ đang tìm kiếm một sản phẩm? Viết ra điều gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật và lý do tốt nhất họ nên mua sản phẩm đó trong cửa hàng của bạn. Hãy ngắn gọn và thuyết phục.
Nếu bài viết chủ đề về “triệu chứng bệnh đau bao tử”, nhưng Meta lại nói đau bao tử cần tránh ăn cay, tránh ăn đồ nóng thì cũng chưa nói lên được hết nội dung chính, chưa thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm keyword nêu trên. Ngoài ra thẻ Meta cũng cần làm rõ tiêu đề chính.
Nội dung hấp dẫn
Nhiều người quan niệm, chỉ là 1 dòng chữ mô tả nhỏ vậy viết sao cũng được, cứ viết đại đại thôi. Tuy nhiên dù ngắn nhưng rất quan trọng, vì khi người đọc tìm kiếm keyword để tìm bài đọc thì giữa các nội dung khác nhau, thẻ Meta cũng là yếu tố giúp họ bị tò mò về tổng thể bài viết, nếu nội dung mô tả hay, đánh trúng điểm họ cần tìm thì sẽ rất nhanh chóng click chuột vào đọc thêm.
Ngoài cách viết giới thiệu đi thẳng vào chủ đề, bạn có thể sử dụng các cách viết như sau:
- Viết thẻ Meta dạng câu hỏi
- Đặt vấn đề hay đưa ra câu từ gợi mở giải pháp
- Đưa vào các thông số liên quan như thông số kỹ thuật, mã sản phẩm, giá bán, năm sản xuất,..
- Sử dụng thêm tên thương hiệu
- Cung cấp các ưu đãi đặc biệt
Giọng văn chủ động và kêu gọi (CTA) rõ ràng
Mô tả meta được cho là khuyến khích người dùng truy cập trang của bạn. Giọng văn tích cực và chủ động sẽ gây ấn tượng mạnh hơn, tiết kiệm ký tự và giải thích rõ ràng cho người dùng hiểu được nội dung chính của bạn là gì.
Đây là một ví dụ về giọng nói chủ động và bị động:
- Giọng chủ động : Công ty Thiết Kế Nhà 365 cung cấp dịch vụ thiết kế nhà phố
- Giọng bị động : Dịch vụ thiết kế nhà phố uy tín được cung cấp bởi công ty Thiết kế Nhà 365
Ngoài ra hãy chèn thêm CTA, một số cụm từ mà bạn có thể tham khảo là:
- Tìm hiểu thêm
- Thử miễn phí
- Xem ngay
Dưới đây là một vài ví dụ:
Chứa keyword chính
Đây là yếu tố bắt buộc cần nhớ khi bạn muốn có cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO. Từ khóa chính xuất hiện càng đầu câu càng tốt, việc này cũng giúp Google nhận diện được bài viết thuộc chủ đề nào cách nhanh hơn. Không chỉ thế, khi người dùng search đúng từ khóa mà bạn để trên Meta thì bài viết cũng xuất hiện trên top tìm kiếm tốt hơn.
Không nhồi nhét từ khóa
Nhiều bạn đi theo lối tư duy cũ, rằng cứ chèn nhiều keyword thì bài sẽ lên top nhanh hơn. Hoàn toàn sai ! Vì Google ngày càng update bộ máy xét duyệt bài, những kiểu nhồi nhét như vậy gây ra sự khó hiểu, khó chịu cho người dùng chắc chắn sẽ khó được index. Vì thế, lời khuyên của GYB là chỉ chèn 1 lần từ khóa chính trong thẻ Meta thôi, nếu cần chèn thêm thì dùng tối đa 2 lần. Có thể là từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa hoặc từ khóa LSI.
Không trùng lặp
Tiêu chuẩn bài viết SEO là không trùng lặp và đoạn Meta mô tả cũng không ngoại lệ. Việc này giúp bạn tránh bị Google đánh giá là nội dung trùng lặp, kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn có nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng phân loại các chủ đề bài viết (kèm từ khóa đi theo) và viết bài dựa trên sự hiểu biết đúng về intent hiện tại thì viết trùng lặp là điều khó xảy ra.
Không dùng dấu ngoặc kép “”
Thẻ Meta khác với nội dung bài viết, nếu bạn dùng dấu ngoặc kép, Google sẽ tự động hiểu rằng bạn ngắt câu ngay đó và cắt đoạn Meta thành cụt ngủn ngoài dự kiến ban đầu. Ngoài dấu ngoặc kép bạn cũng tránh dùng các ký tự đặc biệt khác mà không phải là chữ cái hay con số. Trường hợp bài viết bạn rơi vào chủ đề không mấy phổ biến, phải dùng tới ký tự đặc biệt thì có thể tham khảo thêm ký tự thực thể HTML (entity) để tránh bị Google cắt xén nội dung nhé.
Cân nhắc khi dùng dữ liệu có cấu trúc
Với việc bổ sung dữ liệu có cấu trúc (structured data) vào bài viết như: đánh giá bằng sao (star ratings), ảnh đại diện cho bài,… hay những thông tin hấp dẫn khác tùy theo ngành hàng đi cùng tiêu đề, URL, Meta sẽ khiến cho bài viết trở nên uy tín và thu hút người dùng click vào hơn.
Chèn thêm thông số kỹ thuật nếu có thể
Nếu bạn có một sản phẩm trong cửa hàng WooCommerce nhắm đến những người am hiểu công nghệ, bạn nên tập trung vào các thông số kỹ thuật. Ví dụ: bạn có thể bao gồm nhà sản xuất, SKU, giá, v.v. Nếu khách truy cập đang tìm kiếm sản phẩm đó một cách cụ thể, bạn sẽ không phải thuyết phục họ quá nhiều.
Xem theo mẹo hướng dẫn tối ưu Meta Description từ Yoast SEO
https://www.youtube.com/watch?v=ig3yy_FQoew
Cách thêm Meta Description cho bài viết
Cách 1: Dùng Yoast SEO
Với người mới, có thể bạn sẽ thấy khó khăn trong việc xây dựng nội dung thẻ Meta. Nếu website bạn dùng wordpress để thiết lập, bạn có thể tải plugin Yoast SEO về để hỗ trợ tối ưu bài viết và thẻ Meta Description cách nhanh chóng. Plugin kiểm tra độ dài mô tả meta và liệu bạn đã sử dụng cụm từ khóa trọng tâm của mình chưa. Vì vậy, hãy xem plugin giúp bạn như thế nào và bạn có thể làm gì với nó.
Cách 2: dùng code
Còn nếu website tự code tay thì viết Meta ở đâu? Đầu tiên là ở phần mã nguồn (source code) đặt trong thẻ có cấu trúc như sau:
<Meta name=”description” content=”Nội dung mô tả….”/>
Phần này sẽ đặt trong cặp <head><head> và được triển khai bởi các bạn lập trình viên khi bắt tay vào code xây dựng website. Người biên tập nội dung khi truy cập vào CMS và đăng bài sẽ thay phần thông tin tương ứng vào chỗ ”Nội dung mô tả….”. Khi trang được đăng tải thì nội dung.
Cách kiểm tra thẻ meta của bài
Một số tiện ích mở rộng miễn phí của Chrome có thể giúp bạn kiểm tra mô tả meta của mình và nhận thông tin SEO trên trang hữu ích khác. Dưới đây là một số công cụ phổ biến, dễ sử dụng mà bạn có thể tham khảo:
- SEOquake : Kiểm tra các yếu tố SEO trên trang, bao gồm cả mô tả meta
- SEO META in 1 CLICK : Kiểm tra mô tả meta, thẻ tiêu đề, cấu trúc tiêu đề, hình ảnh, liên kết, v.v.
- META SEO Inspector : Khám phá tất cả liệu của trang chỉ bằng một cú nhấp chuột
Các câu hỏi thường gặp về Meta Description
1. Các loại thẻ Meta quan trọng nhất hiện nay?
Như đã đề cập trong bài viết, những thẻ Meta quan trọng nhất trong bài viết bao gồm Meta content-type, thẻ title và Meta Description. Mỗi thẻ Meta đều có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng và được sử dụng ở những vị trí phù hợp.
2. Google có lấy nội dung thẻ Meta Description để xếp hạng website không?
Có và không. Google đã công bố vào tháng 9 năm 2009 rằng cả mô tả meta và từ khóa meta đều không được đưa vào thuật toán xếp hạng của Google cho tìm kiếm trên web.
Tuy nhiên, mô tả meta có thể tác động đến tỷ lệ nhấp (CTR) của trang trong Google SERPs, điều này có thể tác động tích cực đến khả năng xếp hạng của trang. Những đoạn văn ngắn này là cơ hội của quản trị viên web để “quảng cáo” nội dung cho người tìm kiếm và cơ hội của người tìm kiếm để quyết định xem nội dung có liên quan đến truy vấn của họ và chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.
3. Làm thế nào để kiểm tra thẻ Meta Description trên 1 trang web?
Có một số công cụ giúp bạn đánh giá cách viết thẻ Meta Description của mình đã hiệu quả hay chưa. Ví dụ, bạn có thể truy cập vào website HEY Meta rồi dán đường dẫn URL vào thanh ô trống trên trang web. Lúc này HEY Meta sẽ cung cấp cho bạn các thông tin mô tả website của bạn như: Hình ảnh, mô tả và tiêu đề. Qua đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra thẻ Meta Description đã tạo.
4. Cách thêm Emoji vào Meta Description
Để chèn thêm các ký tự emoji cho thẻ Meta Description và Meta title, bạn chỉ việc thực hiện một thao tác rất đơn giản đó là sao chép biểu tượng emoji mà bạn muốn rồi dán vào nội dung văn bản. Như vậy là các emoji có thể hiển thị và giúp cho thẻ Meta Description của bạn trở nên sinh động hơn.
Tổng kết
Sau khi nắm được tổng quan cách viết thẻ Meta Description sao cho chuẩn SEO và thu hút người dùng, tin rằng bạn sẽ ứng dụng tốt vào trong bài viết của mình. Mọi trang trên website đều cần có Meta mô tả nội dung, từ trang chủ, trang danh mục, trang sản phẩm và các trang tin tức, cẩm nang. Tùy theo thị trường mà sẽ triển khai Meta Description khác nhau, nhưng đừng quên các lưu ý thân thiện với Google. Nếu cần hỗ trợ, đừng ngại liên hệ dịch vụ SEO GYB ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
https://yoast.com/meta-descriptions/